Ngôi nhà giam giữ Mary Mallon.
Năm 1938, Mary Mallon qua đời vì đột quỵ. Khám nghiệm tử thi cho thấy vẫn còn 1 số lượng lớn trực khuẩn gây bệnh thương hàn trong túi mật của bà.
Tạp chí Forbes đã bình luận về trường hợp của Mary Mallon: "Mary trở thành kẻ giết người không phải vì cố ý mà chính là vì sự thiếu hiểu biết của mình".
Năm 1922, New York Times đưa tin một người đàn ông tên Tony Labella làm việc trong bếp của một trang trại đã truyền bệnh thương hàn cho 122 người khác. Mặc dù truyền bệnh cho nhiều người hơn nhưng ông không được biết đến nhiều như Mary Mallon.
Ở thời đại không có cách điều trị bệnh truyền nhiễm hiệu quả thì việc "ném" bệnh nhân ra đảo cách ly là cách phổ biến nhất. Họ bị tước quyền được sống và cơ hội chữa bệnh mong manh, họ bị kết án tù chung thân dù không có tội.
Mãi đến năm 2013, một nghiên cứu y học đã tiết lộ những bí mật của những "người mang mầm bệnh". Khoảng 1 – 6% số người bị nhiễm bệnh thương hàn là người siêu lây nhiễm (mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng).
Với sự phát triển của y học và công nghệ, chúng ta dường như sống trong một thế giới an toàn hơn, lành mạnh hơn và nhân văn hơn. Phát minh ra vắc xin cũng như nâng cao nhận thức vệ sinh công cộng và cá nhân đã hạn chế nhiều bệnh truyền nhiễm.
Mãi đến khi dịch virus xảy ra một lần nữa thì con người mới nhận ra, nỗi sợ dịch bệnh chưa bao giờ ngừng lại.
Nguồn: Renjian