Có 1 BIỂU HIỆN THÔNG MINH ở trẻ thường khiến bố mẹ sợ khiếp vía tưởng bị bệnh: Nghe chuyên gia giải thích mới rõ mười mươi

Nếu con bạn thuộc trường hợp này, đừng vội lo lắng mà cần tìm hiểu rõ.

 

Nói trắng ra, kiểu suy nghĩ này của trẻ rất giống với người lớn. Nếu để ý, bạn sẽ phát hiện những người trung niên ngày càng có ít bạn bè. Hầu hết điều này là kết quả của 20-30 năm trải nghiệm và rút ra kết luận: "Sau tất cả, cuộc sống là tự mình tiến bước". Với những đứa trẻ bẩm sinh đã có IQ cao, chúng không cần phải trải qua sóng gió mới có thể đưa ra kết luận về cuộc sống mà người bình thường cảm nhận được khoảng 30-50 năm sau.

Với con trai của bà mẹ nói trên, không phải cậu bé sống nội tâm, không thích giao tiếp mà chỉ đơn giản là đòi hỏi cao hơn trong việc lựa chọn đối tượng giao tiếp. Nói cách khác, một đứa trẻ có chỉ số IQ cao không ghét giao tiếp với người khác, nhưng trước khi giao tiếp, trẻ sẽ đánh giá xem đối phương có giá trị không, để mình khỏi lãng phí thời gian. Cậu nhóc trong câu chuyện không thích nói chuyện với bạn bè nhưng khi gặp được nhóm chuyên gia tâm lý lại rất hào hứng, vui vẻ giao tiếp. Đó là sự khác biệt.

Vậy trong trường hợp này, cha mẹ cần làm gì để giáo dục trẻ tốt nhất?

Thứ nhất: Tôn trọng sở thích cá nhân của trẻ

Trẻ có chỉ số IQ cao hiểu biết hơn nhiều so với người lớn bình thường. Việc kiềm chế quá nhiều sẽ chỉ khiến trẻ không còn cảm hứng chơi. Điều cha mẹ phải làm là tôn trọng sự phát triển tính cách và giá trị của chính trẻ. Nếu trẻ đặc biệt yêu thích lĩnh vực nào đó, cha mẹ phải hết sức ủng hộ, vì rất có thể sẽ ươm mầm thiên tài trong lĩnh vực này.

Thứ hai: Không ép buộc trẻ hòa nhập với xã hội

Đối với những trẻ có chỉ số IQ cao, giao tiếp xã hội là hoạt động không bắt buộc. Khi cần, trẻ sẽ tự tìm kiếm những đối tác trò chuyện phù hợp. Nhưng khi không cần thiết thì cha mẹ không nên ép buộc.

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU