Cô giáo dạy Văn “hot” nhất Hà Nội chia sẻ bí kíp “săn” điểm cao kỳ thi đại học

(lamchame.vn) -Cô giáo dạy Văn “hot” nhất Hà Nội chia sẻ bí kíp “săn” điểm cao kỳ thi đại học

THT là nhà

Là một trong những giáo viên luyện thi đại học hàng đầu tại Hà Nội, nhưng cô giáo Thanh Hoài Thanh khá kiệm lời trên các trang mạng xã hội cũng như phương tiện truyền thông. Cô nói rằng, nghề giáo chẳng cần “ồn ào” hay quá đầu tư vào làm hình ảnh. Với Thanh Hoài Thanh, cô luôn tâm niệm, số điểm trên những tờ giấy thi của học trò mới là thước đo chuẩn xác nhất cho năng lực và sự tâm huyết của thầy cô giáo đối với học sinh.

 Cô giáo Thanh Hoài Thanh không chỉ là người thầy mà còn là “tri kỷ” của những học trò.

Cô giáo Thanh Hoài Thanh, tên thật là Vũ Thị Hoài Thanh. Hàng năm, cô đều đặn đào tạo hàng trăm học sinh với thành tích “khủng” mỗi kỳ đại học. Chính vì vậy, thương hiệu của cô đã không còn xa lạ với những bạn học sinh cuối cấp. Đến lớp học, các học sinh mới thầy cô Thanh không chỉ là cô giáo, người mẹ mà còn là “tri kỷ” của những cô cậu học trò đang ở  tuổi thanh xuân “nổi loạn”.

Thanh Hoài Thanh, giáo viên luyện thi Ngữ Văn nổi tiếng ở Hà Nội chia sẻ về bí kíp săn điểm thi môn Văn tại các kỳ thi.

Mỗi khóa học sinh ở lớp cô Hoài Thanh đều thấm nhuần một nét văn hóa mà cô thường gọi là văn hóa cộng đồng THT. Chủ động, hợp tác, chia sẻ, đoàn kết”. 4 tiêu chí này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình giảng dạy của cô Hoài Thanh, giúp các em học sinh có thêm được những kĩ năng mềm áp dụng trong ứng xử hằng ngày.

 “Đây là văn hóa đã theo suốt em trong quá trình học tập tại đây. Trong những bài giảng, không chỉ có kiến thức văn học, mà cô còn đưa cho chúng em những bài học quý giá trong cuộc sống, cách đối nhân xử thế” , học sinh Dương Châu Anh chia sẻ.

  Chính điều này đã giúp các em có những trải nghiệm sống khi tới giờ học văn cô Thanh. Vì thế, cô giáo Hoài Thanh dần trở thành chỗ dựa tâm lý cho các học sinh của mình. Nhiều học trò từng học ở THT, nay đã trưởng thành hoặc hiện đang là sinh viên đều không quên những tháng ngày ôn luyện, ăn ngủ cùng từng tác phẩm văn học. Đến nay, hàng ngày, các em vẫn liên hệ với cô Thanh để chia sẻ, tâm sự về việc học tập trên giảng đường, về cuộc sống hay để nhờ cô giáo “gỡ rối” cho những câu chuyện tình yêu kiểu “bọ xít”… Lớp văn THT không chỉ là nơi chất chứa kiến thức mà nơi gửi trọn những ký ức học trò đẹp của bao thế hệ.

Thanh Hoài Thanh, giáo viên luyện thi Ngữ Văn nổi tiếng ở Hà Nội chia sẻ về bí kíp săn điểm thi môn Văn tại các kỳ thi.

Bạn Xuân Thanh, sinh viên năm nhất trường Đại học Kinh tế Quốc dân có lẽ là một tấm gương sáng trong cộng đồng THT. Ban đầu, với môn Văn, Thanh như một kẻ “ngoại đạo”. Tuy nhiên, với 9,25 điểm trong kì thi đại học năm vừa qua, Xuân Thanh chính là minh chứng cho những nỗ lực trong việc giảng dạy của cô Hoài Thanh.

Xuân Thanh tâm sự: “Bản thân em từ một học sinh không yêu thích môn Văn nhưng sau 3 tháng luyện thi với cô Thanh thì em đã thay đổi hoàn toàn. Em yêu thích Văn học hơn, đam mê với những tác phẩm hơn và cuối cùng đã đạt được kết quả ngoài sự mong đợi của bản thân và gia đình”.

“Ăn ngủ” cùng học sinh mùa thi

Không chỉ Xuân Thanh, hàng trăm học sinh đã từng ôn luyện với cô Hoài Thanh đều đạt được kết quả thi đại học trên 8 điểm. Để có được những thành tích như vậy, phương pháp giảng dạy của cô Thanh cũng là một điều đặc biệt.

Phải công nhận, Ngữ Văn luôn là một trong những môn học dễ gây cho học sinh áp lực mệt mỏi, vì bài dài và lượng kiến thức nhiều, dẫn đến tình trạng càng ngày các em càng ít hứng thú trong giờ học Văn. Nhưng riêng với lớp cô Thanh thì từng giờ học là từng giờ trải nghiệm. Phong cách giảng dạy của cô thật đặc biệt, cách diễn giải ấy thu hút người nghe. Mà điều dễ dàng nhận ra ở mỗi giờ văn THT đó là sự tâm huyết của người đứng lớp.

Đối với các giáo viên, việc hiểu tâm lý học sinh là điều không phải ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, khi đã nắm bắt được tâm lý, tính cách của các học trò thì việc truyền dạy kiến thức lại vô cùng dễ dàng. Cô Thanh nói rằng, tâm lý chung của các học sinh mùa thi đều rất hồi hộp, lo lắng. Bởi kỳ thi đại học được xem mà một cánh cửa đi vào tương ai của các em. Vì thế, ngoài dạy kiến thức, cô Thanh sẽ dạy cho học sinh tâm lý tự tin, một tâm thế vững vàng. Cô Hoài Thanh kể: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức, tôi muốn nói với các em kỳ thi đại học này không phải điều gì quá to tát, nó chỉ là phép thử về kiến thức cũng như bản lĩnh của mình. Kiến thức là tiền đề, là điều kiện cần còn tâm lý vững vàng là điều kiện đủ”.

Cứ đến mùa thi, cô Thanh như “ăn ngủ” cùng học trò. Nữ giáo viên này online 24/24h để giải đáp những thắc mắc về bài vở, tâm sự, truyền động lực cho học sinh. Những tin nhắn vào lúc 0h, 2h sáng không phải là điều quá hiếm. Nhiều hôm, từ sáng sớm hoặc tối muộn, ngôi nhà của cô là một lớp học bởi chưa đến ngày lên lớp nhưng rất nhiều học trò đến để hỏi bài, học nhóm. Cô Thanh nói rằng học văn không phải là học thuộc lòng, học vẹt. Vì vậy, khi giảng bài, cô luôn lồng ghép các câu chuyện đời sống thường ngày vào để gợi mở và giúp học sinh hiểu sâu vấn đề.

Đến mùa thi, cô giáo Hoài Thanh gần như “ăn ngủ” cùng những học sinh của mình.

Theo thống kê của THT, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2020 vừa rồi, học sinh theo học tại THT có điểm số rất ấn tượng. Theo đó, có đến 5% học sinh có điểm trên 9; 20% học sinh điểm 9; 70% học sinh điểm trên 8 và 5% học sinh điểm 7,75. Có thể điểm mặt một số học sinh học tại THT mà đạt điểm “khủng” trong kỳ thi vừa rồi như Phạm Thị Thảo (9,25 điểm, đang học trường THPT Lương Thế Vinh), Nguyễn Khánh Linh (9,25 điểm, đang học trường THPT Lương Thế Vinh), Nguyễn Xuân Thanh (9,25 điểm, Trường THPT Nguyễn Tất Thành), Phạm Thu Hà (9,25 điểm, Trường THPT Nguyễn Tất Thành), Phạm Minh Tâm (9,25 điểm, trường THPT Cầu Giấy)… Có những bạn chỉ học tại THT khoảng 2-3 tháng nhưng cũng có điểm thi được xem là “kỳ tích”.

“Văn học là nhân học. Môn Văn ngoài kiến thức trong sách vở thì cũng rất hữu ích và thiết thực cho cuộc sống ngoài đời. Vì văn là đời. Ngày nào tôi còn ở trong ngành giáo dục thì ngày đó tôi sẽ dành hết tâm huyết của mình để truyền đạt cho các em những kiến thức cả về văn học lẫn những kĩ năng mềm trong cuộc sống. Từ đó, góp phần giúp các em có thêm hành trang để bước ra cuộc đời”. Đó là tâm sự của người giáo viên Ngữ Văn đang có hàng trăm “đứa con” gọi bằng hai tiếng thân thương “mẹ Thanh”.

 

 

 

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU