Con gái lỡ dùng điện thoại của bố đặt 100 suất đồ ăn, cách xử lý của ông bố nhận được "mưa" lời khen vì quá hợp tình hợp lý

Cô bé 2 tuổi lỡ dùng điện thoại của bố đặt 100 suất đồ ăn, đặt bố mình vào tình huống vô cùng khó xử, ăn không hết mà trả lại thì không được.

Cô bé đặt 100 suất đồ ăn, tổng cộng 1.350NDT (khoảng 4,8 triệu đồng)

Nhìn trong ảnh, phía sau bé gái dễ thương này là 100 hộp đồ ăn xếp la liệt, không gian phòng khách gần như không còn chỗ trống.

 

Không phải bố mẹ của bé mời khách đến ăn, mà là do cô bé đã ấn nhầm số khi đặt món. Hai số 0 đã được bấm liền sau số 1. Vậy nên mới có khung cảnh sau lưng cô bé thế kia.

Sự việc nảy xảy ra cách đây vài ngày tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.

Ban đầu bố của bé tưởng rằng anh trúng thưởng khi gọi món, cho đến khi shipper nói rằng "đều là hàng anh đặt mà" anh mới hiểu ra. Cô con gái đã dùng điện thoại của anh trả 1.350NDT, đặt 100 suất đồ ăn. Với đơn này, shipper đã phải giao 7 - 8 lần mới xong.

Cách giải quyết "sự cố" đáng ngưỡng mộ của người bố

Trước tình huống này, người bố không quát mắng chỉ trích con gái vì đặt nhầm mà chia cho cả gia đình ăn 10 suất, số còn lại đem tặng cho công nhân vệ sinh môi trường và người qua đường.

Cách xử lý của ông bố này quả thật vô cùng ấn tượng, khiến người khác cảm thấy thật ấm lòng. Sau khi tình huống này được chia sẻ lên mạng xã hội, rất đông cư dân mạng đã dành cho anh lời khen ngợi: "Chỉ biết làm điều tốt, chẳng cần hỏi tương lai!".

Sau sự việc, thái độ của người bố đối với cô con gái vẫn rất ôn hòa.  

Đối với con gái, anh không hề đe dọa quát nạt mà ôn tồn hướng dẫn. Giả sử đặt vào gia đình mà cha mẹ xử lý sự việc một cách nóng giận thì có thể bé đã được "một trận đòn".

Dân mạng còn đùa rằng: "My là bé gái đó, bé trai mà làm vậy chắc không tránh khỏi ăn đòn đâu".

Ông bà của cô bé đang "nỗ lực" ăn đồ bé đã đặt, không có cả thời gian để nghe hai bố con trao đổi, cảnh tượng thật ấm áp và hài hước.

Nhưng chuyện này cũng làm dấy lên sự nghi ngờ đối với nhà hàng.

Mặc dù qua các thao tác đặt món trên điện thoại, người bán hàng mặc định khách hàng là người lớn nhưng đặt đồ ăn với số lượng bất thường như vậy, lẽ nào người bán hàng không đặt câu hỏi, gia đình nào có thể ăn được 100 suất đồ ăn một lúc và thực hiện kiểm tra lại đơn hàng.

 

Một cư dân mạng còn cho rằng: "Đặt đến 100 suất cũng không có giảm giá hay quà tặng gì, thật không tử tế".

Người lớn bất cẩn, trẻ con chưa biết mấy về con số, người bán hàng kiếm được bộn tiền, lúc này nhà hàng "lên tiếng còn hơn im lặng".

Làm thế nào để tránh trẻ tiêu tiền qua điện thoại của bố mẹ?

Không chỉ là vấn đề xử lý "sự cố" hay chê trách nhà hàng, câu chuyện này cũng là lời cảnh báo về việc để trẻ nhỏ sử dụng điện thoại của cha mẹ, đặc biệt là sử dụng các tài khoản trong điện thoại.

Theo báo cáo của Blog Khoa học và Công nghệ, độ tuổi trung bình của trẻ em được sử dụng điện thoại di động hiện nay là 10,3 tuổi, trong đó 24% trẻ được "lên mạng" một cách "riêng tư" trong phòng của mình.

Những đứa trẻ "khôn sớm" có thể thành thạo các thao tác trên điện thoại ngay khi còn rất nhỏ, nhưng trí tuệ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nên dễ xảy ra sự cố nếu trong điện thoại có số tiền lớn, dễ bị trẻ "đánh mất" vào các trò chơi hoặc sự cố mua đồ từ xa tương tự bé gái trong bài này.

 

Để tránh trẻ tiêu tiền qua điện thoại của bố mẹ, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

- Chuẩn bị cho trẻ một chiếc điện thoại di động dự phòng. Loại điện thoại không có phần mềm thanh toán nào được cài đặt bên trong để tránh trẻ em tiêu tiền một cách tùy tiện.

- Điện thoại của bố mẹ cần dùng khóa vân tay, mật khẩu, nhận diện khuôn mặt… để bảo vệ quyền riêng tư và tránh trẻ tự ý "tiêu tiền".

- Điều cơ bản nhất là cần giáo dục trẻ hiểu về tiền: giúp trẻ hình thành khái niệm đúng đắn về giá trị của tiền cũng như về tiêu dùng và cần học một số kiến thức cơ bản cần thiết về tiền.

- Cho trẻ nhận biết về tiền càng sớm càng tốt, nên dạy trẻ cả tiền xu và tiền giấy có giá trị khác nhau. Bạn có thể chuẩn bị cho bé một con heo đất để bé học cách tích lũy tiền bạc.

- Cho trẻ tiêu vặt một cách hợp lý và giúp trẻ học quản lý tiền. Đi cùng trẻ đến cửa hàng là một cơ hội tốt có thể tận dụng để dạy trẻ về kế hoạch và lựa chọn, liệt kê thứ tự ưu tiên những thứ muốn mua và áp dụng những gì trẻ đã học được.

 

Hãy để trẻ trải nghiệm sự vất vả khi kiếm tiền. Trẻ có thể làm những việc lặt vặt, bán thời gian, để cho trẻ hiểu được giá trị của lao động, sáng tạo, trân trọng thành quả lao động, hiếu thuận với cha mẹ, không thể "không làm mà có" được.

Đối với giá trị của tiền bạc, cần hiểu rõ, tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì muốn làm việc gì cũng khó. Nên yêu tiền một cách đúng mực và dùng tiền một cách hợp lý.

Cha mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái, cách cha mẹ nhìn nhận lỗi lầm của con cái như thế nào và cách nhìn nhận của cha mẹ về tiền như thế nào, đều có ảnh hưởng sâu sắc đến con cái, vì thế người lớn nên làm gương cho con.

Có ý kiến bình luận rằng: "Thông qua câu chuyện này, cô bé đã hiểu ra "100 lần của 1" là như thế nào và sẽ cẩn thận hơn trong thời gian tới".

Từ một góc độ khác đối với việc nuôi dạy con cái, bạn có nhận định thế nào về cách dạy con của ông bố trong bài này?

*Theo Sohu 

 

Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/con-gai-lo-dung-dien-thoai-cua-bo-dat-100-suat-do-an-cach-xu-ly-cua-ong-bo-nhan-duoc-mua-loi-khen-vi-qua-hop-tinh-hop-ly-820212861065536.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU