"Khi bố mẹ thay đổi, con sẽ thay đổi”. (Ảnh minh họa)
5. Con bắt nạt em trai (kém con 7 tuổi), con hay dùng những từ ngữ thiếu tôn trọng để nói với em, thậm chí có lúc đá, đẩy em. Chị và cả nhà nói rõ với con làm như vậy là đang bắt nạt em, con đừng nói chuyện với em kiểu đó nữa, thay vì vậy, con có thể sử dụng các câu thay thế như thế nào. Với hành động tổn thương thân thể, chị phản ứng nghiêm khắc với con, nhìn thẳng vào mắt và nói: “Con không được phép làm em đau vì bất cứ lý do gì!”.
Chị tránh đứng về một phía và thiên vị trẻ, dành thời gian riêng cho từng con để hỏi han và tâm sự, khuyến khích con kể lại câu chuyện để từ đó, bố mẹ có thể đưa ra lời khuyên về cách giải quyết tốt hơn. Kết quả con vẫn bắt nạt em nhưng với tần suất thấp hơn và mức độ bớt gay gắt hơn.
Với những thay đổi của bố mẹ, không thấy con có hành động như khóc rưng rức, gào thét, ném đồ đạc nữa. Chị Hương mong rằng hiệu quả này sẽ được duy trì lâu dài.
"Khi bố mẹ thay đổi, con sẽ thay đổi”. Từ kinh nghiệm của mình, chị Hương cho rằng, nếu muốn con bình tĩnh, bố mẹ hãy làm gương cho con về cách lấy lại bình tĩnh. Muốn con quan tâm đến gia đình, bố mẹ hãy làm gương cho con về cách quan tâm đến gia đình.
Đồng thời, bố mẹ hãy biết cách khích lệ con, quan tâm đến cảm xúc của con trong mỗi sự việc. Đừng vì không có thời gian mà chỉ cho con các phần thưởng (chơi game, đi chơi, đi ăn nhà hàng,...) mà quên thời gian nói chuyện với con.
Giao tiếp luôn là việc quan trọng nhất để kết nối giữa người và người, cho dù bạn có nhiều tiền hay ít tiền, thứ mà người bên cạnh bạn cần nhất, nhiều khi không chỉ có vật chất, nó còn là cảm giác được yêu thương, được thuộc về, tin tưởng và được tin tưởng.