Con trai 9 tuổi có khuynh hướng tự sát, mẹ không biết phải làm sao và suýt khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn cho đến khi gặp đúng người

Theo Viện Sức khỏe Tâm lý Quốc gia Hoa Kỳ, tự tử hiện là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên ở Mỹ.

Các chuyên gia tâm lý có thể phát hiện trẻ có ý định tự tử hay không bằng cách nói chuyện, thực hiện các bài kiểm tra tâm lý và đánh giá những yếu tố khác như các lần tự tử trước đó hoặc mức độ trầm cảm.

Eileen Twohy, bác sĩ kiêm nhà tâm lý học tại BHCCC cho biết: “Sau khi gặp Xander, tôi nghi ngờ cậu bé đang mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) do thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực thúc đẩy đi đến tự tử”. Mặc dù chẩn đoán của bác sĩ dẫn tới thách thức mới, cha mẹ của Xander vẫn cảm thấy yên tâm vì đã tìm ra được nguyên nhân.

Theo Cathy Swanson, nhà trị liệu sức khỏe tâm lý tại BHCCC: “Khi nhận thấy trẻ có ý định tự tử, cha mẹ thường muốn bảo vệ con hoặc tránh làm những việc có thể khiến trẻ khó chịu. Dù đây là phản ứng tự nhiên, bản năng bảo vệ này có thể vô tình khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”. Vì đôi khi con trai có ý nghĩ tự làm hại bản thân trong quá trình tập bóng rổ, cha mẹ của Xander đã muốn cậu ngừng chơi môn thể thao này.

Nhà tâm lý Swanson đã chỉ ra: “Xander sẽ không làm hại bản thân khi chơi với bạn bè. Những suy nghĩ đang có của cậu bé là không chính xác. Chúng tôi đã phối hợp với giáo viên và hiệu trưởng trường của Xander, yêu cầu họ thay đổi một số phương pháp tiếp cận cậu bé. Chúng tôi không muốn giáo viên hỏi cậu ấy có ý nghĩ tự tử hay không khi đang học trên lớp. Việc làm này xuất phát từ lòng tốt nhưng lại vô tình thúc đẩy Xander suy nghĩ tiêu cực”.

Phục hồi đi kèm với thách thức

Theo Viện Sức khỏe Tâm lý Quốc gia Hoa Kỳ, tự tử hiện là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên ở nước này. Theo bác sĩ Twohy: “Đây là điều có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Các gia đình cần phát hiện sớm trẻ có vấn đề về tâm lý và đưa đi điều trị kịp thời”.

Sau một thời gian điều trị, tình trạng của Xander đã được cải thiện và cậu bé đang dần hồi phục. Tuy nhiên, những thách thức vẫn còn tồn tại. Cậu bé đã phải nghỉ học lớp 4 và đến California vào đầu năm nay để tiếp tục điều trị.

Mẹ của Xander chia sẻ: “Các tác dụng phụ của thuốc thực sự là vấn đề lớn. Chúng tôi đang cố gắng cải thiện sức khỏe của con trai để thằng bé quay lại trường học sớm nhất có thể”.

Số liệu thống kê về tình trạng tự tử ở thanh thiếu niên rất đáng lo ngại. Tuy nhiên, với sự chăm sóc thích hợp và vào đúng thời điểm, nhiều trẻ em như Xander và gia đình của cậu bé có thể tìm thấy hy vọng mới.

Theo Pulse

Người lớn có thể nghĩ rằng trẻ em thường không có chuyện buồn, cuộc sống của chúng lúc nào cũng đẹp đẽ. Nhưng thực tế, trẻ em có những nguồn căng thẳng riêng. Đôi khi, chính người lớn lại là tác nhân khiến trẻ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, thậm chí dẫn đến các bệnh về tâm thần.

Đừng bỏ qua SỨC KHỎE TÂM THẦN TRẺ EM vì những tác nhân gây căng thẳng thời thơ ấu là có thật nhưng trẻ lại chưa biết cách đối phó. Hãy chú ý đến trẻ nhiều hơn, có như vậy trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần!

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/con-trai-9-tuoi-co-khuynh-huong-tu-sat-me-khong-biet-phai-lam-sao-va-suyt-khien-moi-thu-tro-nen-toi-te-hon-cho-den-khi-gap-dung-nguoi-162201910073521726.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU