Thấy con đang tức tối, la hét, mẹ cần bình tĩnh, học cách tạm "phớt lờ" trẻ.
- Khéo léo dạy trẻ từ những lỗi sai
Các bé trai thường có tính cách độc lập hơn các bé gái nên khó dạy theo cách thông thường là mẹ nói, con nghe rồi làm theo. Với bé trai, mẹ cần để con tự nhìn nhận lỗi lầm, nhận thức được vấn đề rồi mới giải thích cặn kẽ để con hiểu.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những đứa trẻ bướng bỉnh có cá tính rất mạnh. Một số trẻ sẽ không chấp nhận lời dạy trong cơn kích động. Mẹ cần tìm thời điểm thích hợp để dạy như lúc trẻ đang vui vẻ, thoải mái, cởi mở…
- Phớt lờ những đòi hỏi không thoả đáng của con
Trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo có thể do kết quả của việc con đòi thứ gì, mẹ cũng nhanh chóng đáp ứng. Khi việc này diễn ra thường xuyên sẽ vô tình khiến trẻ nhận ra rằng ba mẹ rất dễ dàng, luôn thuận theo đòi hỏi của trẻ.
Đến khi không nhận được sự chiều chuộng ấy nữa, trẻ sẽ cảm thấy bực tức, khó chịu, hờn dỗi. Chính vì vậy, mẹ cần học cách phớt lờ những đòi hỏi không thoả đáng để trị dứt điểm sự bướng bỉnh, cứng đầu.
- Không để trẻ có cơ hội nuôi dưỡng tính bướng bỉnh
Có những thói quen xấu của bản thân và gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của con. Nhiều đứa trẻ tỏ ra bướng bỉnh để lôi kéo sự chú ý quan tâm từ bố mẹ, người thân xung quanh. Do đó, mẹ cần thoả thuận với gia đình tập "làm ngơ" khi trẻ kích động. Khi trẻ cảm thấy việc nổi loạn không còn tác dụng nữa sẽ ngừng ngay lại. Nhờ đó, trẻ không thể nuôi dưỡng tính cách cứng đầu, lì lợm.
Tóm lại, khi mẹ đứng trước cậu con trai lì lợm, khó bảo, đừng quá buồn hay trách móc bé. Theo nghiên cứu chỉ ra, đó là những đứa trẻ có tính cách độc lập, mạnh mẽ, có tư duy thông minh và khả năng thành đạt cao hơn đứa trẻ khác. Vì vậy, trong quá trình giáo dục, hãy kiên nhẫn kiểm soát tình hình và tìm cách giải quyết hợp lý nhất.