Đáng chú ý: Trẻ mầm non đã quay lại trường học nhưng số chậm nói gia tăng

Sau một năm gián đoạn, trẻ mầm non cả nước đã được quay trở lại trường học, tuy nhiên tình trạng số trẻ chậm nói ở lứa 2 – 3 tuổi đang có chiều hướng gia tăng.

Khoảng 2 tới 3 tuổi là thời gian vàng phát triển ngôn ngữ của trẻ

Theo các chuyên gia, chậm nói ở trẻ cần được phát hiện và can thiệp sớm bởi chậm nói sẽ dẫn tới một số kĩ năng khác cũng bị hạn chế theo như trẻ nhút nhát, không tự tin và có thể ảnh hưởng cả tới chỉ số IQ, chỉ số cảm xúc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ tăng động, giảm chú ý, tư duy logic ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, thậm chí tự kỷ.

Một số mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Từ 0-3 tháng: Độ tuổi này trẻ tự bật âm rất tự nhiên, đa số là những âm thanh vô nghĩa: a, u, ơ…

6 tháng tuổi: Bật những âm cơ bản (ba ba, bà bà…); Biết nhìn theo sự vật xung quanh; Có thể nghe và nhắc lại lời người lớn rất đơn sơ, biểu lộ cảm xúc rõ (buồn, vui, giận…)

12 tháng tuổi: Nói được những từ đơn giản (ba ba, bà bà, bi, bo…); Có sự giao lưu với môi trường bên ngoài thông qua cử chỉ; Có thể nói những từ cơ bản thể hiện nhu cầu của mình.

18 tháng tuổi: Vốn ngôn ngữ của trẻ tăng dần, có thể có khoảng 20 từ đơn để giao lưu với người xung quanh như: ba, bà, măm, ị, sữa…

Qua 2 tuổi, có thể nói được 200 từ, 2/3 là danh từ, chưa nói được câu hoàn chỉnh, như (ăn cơm, bà ơi, bố ơi…); Có khả năng tự chủ, biết gọi tên mình.

Khi đến 3 tuổi: Vốn từ có khoảng 200 từ, nói được những câu đơn giản (bà ơi đi chơi, bố đi ngủ; Có thể hát, đọc lại những bài thơ ngắn…

 

Theo soha.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU