Dấu hiệu và cách khắc phục trẻ bị suy dinh dưỡng

(lamchame.vn) - Bệnh suy dinh dưỡng khiến trẻ bị giảm sức đề kháng, chậm phát triển thể chất và trí não. Vì vậy phụ huynh cần nhận biết dấu hiệu cảnh báo trẻ suy dinh dưỡng để sớm khắc phục kịp thời.

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng?

Khi nghi ngờ con em mình bị suy dinh dưỡng, cha mẹ cần đưa trẻ tới các trung tâm y tế để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm, kiểm tra để đánh giá xem bé đang thiếu những dinh dưỡng nào, tìm ra nguyên nhân thiếu hụt do chế độ ăn không đảm bảo hay do vấn đề nội tại cơ thể bé khiến bé kém hấp thụ.

Sau khi đã có kết quả thăm khám, các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị cũng như bổ sung chế độ ăn hợp lý cho trẻ. Ngoài bổ sung dinh dưỡng, trẻ cần được xây dựng lối sống lành mạnh, vận động hợp lý.

Đối với thai nhi, tình trạng suy dinh dưỡng thể hiện ở việc cân nặng của bé không đạt chuẩn với các mốc mang thai tương ứng. Trong trường hợp này, mẹ cần chủ động bổ sung dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ để em bé đạt chuẩn cân nặng, nâng cao thể trạng để khi chào đời em bé được khỏe mạnh.

3. Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng

- Trước và trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần ăn uống đủ chất, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tuân thủ lịch khám thai định kỳ, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, khói thuốc lá…

- Em bé sau khi được sinh ra cần:

+ Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi vừa mới sinh ra đến 18 hoặc 24 tháng vì sữa mẹ là nguồn thức ăn đầu đời tốt nhất cho trẻ. Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.

+ Trường hợp mẹ thiếu sữa cần cho con bú sữa công thức phù hợp với nhu cầu và độ tuổi của trẻ.

+ Cho trẻ ăn dặm và ăn uống đúng cách, đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để con phát triển tốt nhất.

+ Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng định kỳ mỗi năm để theo dõi sự phát triển của trẻ.

+ Chủ động bổ sung các loại vitamin cho trẻ hợp lý để con không bị thiếu hụt vitamin dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ.

+ Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi khoa học để trẻ phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU