3. Chị cũng dặn dò con:
- Khi nhận tiền mừng tuổi, con phải cầm bằng 2 tay, đồng thời chúc người lớn: Con chúc..cô/chú/bác/… sức khỏe, an khang thịnh vượng.
- Tiền mừng tuổi cầm xong không được phép mở ra xem, phải cầm cho vào túi và về nhà mới được mở.
- Không được phép vòi vĩnh, không xin tiền mừng tuổi, không được chê ít, không được có vẻ mặt thất vọng (làm khuôn mặt diễn tả cho con xem vẻ mặt thất vọng và buồn nó như thế nào)
Các việc mẹ đã dặn, nếu làm không tốt ngay lúc đó sẽ bị về nhà, và mẹ sẽ lại trao đổi lại hôm nay con sai việc gì, lần sau ko được tái phạm. Con nhà mình chỉ thường là vô ý phạm lỗi chứ không cố ý.
"Con cũng bị lỗi mấy lần như mở ngay phong bao ra xem, hoặc là cầm tiền bỏ đâu đó quên mất, hoặc là hỏi chú “chú ơi chú không mừng tuổi con à”, hoặc “chú ơi, chú cho con xin tiền mừng tuổi đi”, hoặc là cu em được mừng tuổi xong đi gọi ngay cu anh “anh ơi có chú đến mừng tuổi kìa”, cu em và cu anh chạy vào phòng khách chào khách, cu e nói với anh “chú đấy đấy”, thế là chú biết ý lấy lì xì ra mừng tuổi cu anh. Mình vừa ngại, lại vừa buồn cười. Đúng là con trẻ, ngây thơ và ngộ nghĩnh.
Lì xì là niềm vui, người lớn vui vì dùng tiền mua chút niềm vui cho con trẻ, con trẻ mừng vì tự dưng lại có tiền. Tết đến người người gặp mặt, vui vẻ, háo hức… Với mình lì xì là niềm vui của người lớn, của trẻ nhỏ, muốn trẻ không làm sai thì cũng phải xem người lớn dạy con thế nào chứ việc được mừng bao nhiêu tiền nó không ảnh hưởng hay làm hư được con", chị Liên nhận định.