Đề xuất miễn học phí với con giáo viên, các ngành nghề khác thì sao?

(lamchame.vn) - Sau đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, nhiều người băn khoăn các ngành nghề khác thì sao và cần có sự công bằng.

PGS.TS Trần Thành Nam.

Tuy nhiên, PGS Nam cho rằng, cần tiếp tục bàn thảo để đảm bảo tính khả thi, công bằng trong việc hiện thực hóa. Cần xác định lại phạm vi nội hàm của người thụ hưởng là giáo viên, giảng viên hay là nhà giáo nói chung.

Điều 66 Luật Giáo dục năm 2019 quy định “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên”.

Như vậy, số lượng nhà giáo liên quan sẽ rất lớn. Bản thân việc định nghĩa như thế cũng chưa thực sự hợp lý và cần phải xác định rõ ràng lại trong Luật Nhà giáo sẽ ban hành tới đây để đảm bảo tính công bằng. Chúng ta cũng phải tính đến cả những nhà giáo trong hệ thống công lập và trong hệ thống tư thục. Cần có chính sách thế nào với những nhà giáo là người nước ngoài đang phục vụ trong hệ thống giáo dục của Việt Nam để đảm bảo sự khả thi.

Với những nhà giáo phục vụ trong hệ thống trường của quân đội, hưởng các chế độ của quân đội, nếu được hưởng thêm các chính sách này liệu có bị chồng lấn không?

Phó hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục cho rằng, nếu thực hiện chính sách này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều tranh luận vì ngành nghề khác cũng cống hiến và phụng sự xã hội và cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng họ lại không nhận được sự hỗ trợ tương tự.

PGS Nam lo ngại, có thể làm dấy lên những thắc mắc về việc liệu chính sách này có tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nhóm nghề nghiệp hay không. Và ngay cả khi chính sách được thực hiện, có lẽ bản thân một số nhà giáo ở những địa phương thuận lợi, có điều kiện kinh tế xã hội phát triển cũng có thể từ chối không nhận với mong muốn nhường quyền lợi cho những hoàn cảnh khó khăn hơn thì sẽ xử lý thế nào.

"Với nhà giáo, nhiều khi việc được cho đi, được làm những điều phù hợp với giá trị sống của họ và được xã hội, cộng đồng ghi nhận, tôn vinh mới là điều quý giá nhất mà họ hướng đến" , PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Tại điểm d Điều 26 của dự thảo Luật Nhà giáo quy định miễn học phí cho con đẻ và nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian hoạt động.

Báo cáo dự thảo luật của Chính phủ nêu rõ, với các chính sách về tiền lương, phụ cấp cũng như chính sách hỗ trợ cho nhà giáo được đề xuất trong dự thảo Luật sẽ làm tăng chi phí ngân sách.

Theo đề xuất phương án quy định chi tiết tại dự thảo nghị định thì bảng lương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập có sự điều chỉnh để phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của công việc với nhà giáo ở các cấp học. Đồng thời phụ cấp ưu đãi của nhà giáo dự kiến điều chỉnh đối với cấp mầm non (tăng thêm 10%) và tiểu học (thăng thêm 5%).

Nếu chính sách này được thông qua, chi phí tăng thêm để chi trả tiền lương cho nhà giáo sẽ khoảng 1.068 tỷ đồng/tháng, hàng năm ngân sách phải bổ sung 12.816 tỷ đồng.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU