Buổi sáng trẻ nên uống thêm sữa (Ảnh minh họa).
1. Ngũ cốc
Nhiều trẻ em thích ăn sáng bằng mì gạo tinh chế, ăn rất ngon. Tuy nhiên sau khi chế biến mì gạo tinh chế thường mất đi một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, vitamin và muối vô cơ cần hoặc thiếu trong cơ thể con người.
Vì vậy, khi chế biến bữa sáng cho trẻ, cha mẹ nên chú ý phối hợp các loại ngũ cốc thô và mịn, chẳng hạn như cháo gạo lứt, kê, ngô, đậu. Bánh mì có thể chọn loại nguyên cám, mì ống có thể chọn kiều mạch.
2. Thịt và rau
Nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng nên ăn sáng nhẹ nhàng một chút, trưa ăn nhiều thịt. Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, nếu chỉ chọn ngũ cốc, rau, củ, quả cho bữa sáng mà thiếu chất béo, chất đạm, túi mật sẽ dễ kết tủa sỏi do không thải được dịch, gây viêm túi mật. Do đó, bữa sáng nên kết hợp nhiều thịt và rau để có lợi cho sức khỏe.
3. Cân bằng axit-bazơ
Nếu cơ thể trẻ tích tụ quá nhiều axit, trẻ sẽ dễ mất tập trung, mệt mỏi và buồn ngủ vào buổi sáng. Vì vậy, bữa sáng nên ăn một số loại rau và trái cây có chứa chất kiềm để duy trì sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể.
4. Kết hợp thực phẩm nhiều màu
Thực phẩm có màu sắc thuần túy tự nhiên có thể làm tăng cảm giác thèm ăn của con người. Do đó, khẩu phần ăn sáng cần chú ý phối nhiều màu để bổ sung đủ nhu cầu của cơ thể và tăng cảm giác ngon miệng.
5. Cân bằng thức ăn khô và lỏng
Nếu sữa đậu nành kết hợp với bánh mì, nó không chỉ bổ sung nước cho cơ thể mà còn giúp loại bỏ chất thải trong cơ thể, giảm độ nhớt của máu.