3. Chất thải độc hại
Nước lũ có thể chứa hàng trăm hoá chất khác nhau, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe trẻ. Bao gồm:
- Chất thải từ phương tiện như dầu, xăng, chất chống đông…
- Xác động vật chết, đang phân hủy.
- Các loại rau bị thối, đang phân hủy.
- Ở vùng thành thị: Chất thải từ các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể gồm nhiều độc tố.
Ở vùng nông thôn: Chất thải từ các nông trại, đồng cỏ có thể chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón và chất thải động vật.
4. Các vật nhọn, sắc, gây nguy hiểm
Nước lũ cuốn theo mọi thứ và thường bao bọc bằng lớp bùn dầy, nhão. Đó là lý do không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng phát hiện các vật thể nguy hiểm ẩn sau lớp bùn đó. Để con trẻ chơi đùa trong nước lũ, bạn sẽ khiến con đối mặt với nguy cơ bị tổn thương không chỉ trên da. Các vật thể trên có thể là nguyên nhân gây bệnh uốn ván, nhiễm khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn hay chấn thương nghiêm trọng.
Những vật thể trong lớp bùn đất sau mưa lũ có thể kể đến như: Các mảnh gương, kính vỡ; dây điện; mảnh vỡ kim loại; cành cây, cây; ống tiêm; xe đạp, ván trượt…
5. Đá tảng, các con mương nhỏ, ổ gà, ổ trâu trên đường
Đó là những thứ mà không chỉ trẻ em, người lớn cũng có thể dễ dàng vấp phải. Nhẹ thì trẻ bị đau cơ, bong gân. Nguy hiểm hơn, sau khi vấp chân và ngã xuống, trẻ có thể bị bất tỉnh rồi đuối nước.
6. Hố sụt
Hố sụt có thể đột ngột xuất hiện sau sự tàn phá dữ dội từ một trận lũ lụt. Chúng có thể làm vỡ đường ống nước, dây cáp, ống dẫn gas, khiến các cấu trúc hạ tầng quanh đó trở nên kém ổn định. Trẻ có thể tự đặt mình vào nguy hiểm nếu tò mò muốn xem xét những hố sụt này. Vì vậy, hãy: hướng dẫn trẻ báo ngay cho người lớn biết nếu phát hiện hố sụt; đề nghị trẻ tránh xa hố sụt.
Nguồn: WOF, Pur