Không được chuẩn bị bàn thờ gia tiên quá sơ sài
Bài thờ gia tiên là điều quan trọng nhất mà mỗi gia đình phải chú ý đến. Bởi, tới giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên.
Điều quan trọng là phải bao sái (lau dọn) sạch sẽ ban thờ, bày biện những vật phẩm đẹp mắt, đầy đủ mâm cỗ cúng gia tiên, các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã... Hôn lễ sẽ được cử hành tại bàn thờ tổ tiên.
Trong buổi lễ cô dâu đứng bên nào, chú rể đứng bên nào?
Nếu bạn theo đạo và làm lễ trong nhà thờ, khi đứng trước bàn thờ làm lễ cô dâu sẽ đứng bên trái còn chú rể đứng bên phải. Còn nếu bạn tổ chức buổi lễ tại nhà riêng hoặc tại hội trường thì điều này không quá quan trọng, tuy nhiên thông thường cô dâu luôn đứng ở phía bên trái của chú rể.
Cô dâu chỉ được xuất hiện khi chú rể vào đón
Vào ngày cưới, cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng cửa và tuyệt đối không được cho phép họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào đón, tặng hoa cưới và dẫn cô dâu ra ngoài chào họ hàng. Nếu không làm như thế cô dâu sẽ bị mất duyên.
Rắc muối, tiền lẻ khi qua cầu
Trong tục lệ ngày xưa khi đi sang cầu, các ngã 3, ngã 4, ngã 5, ngã 7 thì cô dâu phải vứt gạo muối, kim, tiền lẻ và trầu cau xuống với quan niệm đoạn được sắp tới sễ được yên bình, sung túc, phú quý và may mắn. Việc này cũng nhằm mục đích bài trừ xui xẻo. Ngày nay hiếm khi đi bộ rước dâu mà thay vào đó đi bằng xe nên tục lệ này cũng đã phai mờ dần.
Mẹ chồng không đi đón con dâu
Ở một số địa phương có tập tục kiêng kỵ mẹ chồng đi rước dâu. Mẹ chồng chỉ được đi với một người trong họ đến để làm lễ rước dâu và không được đi chung với đoàn rước dâu, khi đoàn rước dâu về mẹ chồng phải tránh mặt. Một số nơi mẹ chồng không đi rước dâu để tránh xung khắc sau này.
Kiêng kỵ đổ vỡ đồ vật trong đám cưới
Mọi người thường phòng tránh việc đổ vỡ gương, vỡ cốc hay gãy đũa. Bởi chuyện đổ vỡ là điềm báo xui xẻo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly, không êm đềm của đôi vợ chồng trẻ.
Theo Sohuutritue.net.vn