Gia tộc hưng thịnh 600 năm, phương pháp giáo dục con cái chỉ vài câu xứng đáng để học tập

(lamchame.vn) - Thế giới hàng tỷ người, nhưng những người ưu tú thì đều có những phẩm chất ưu tú như nhau, dưới đây là 6 “bảo bối” giúp bồi dưỡng nên những thế hệ sau ưu tú, duy trì sự giỏi giang của dòng tộc giống như gia tộc Bối thị.

Những người thầy người cô và cha mẹ tốt, khi con cái mắc lỗi và cảm thấy xấu hổ trong lòng, họ sẽ khéo léo tận dụng cảm giác xấu hổ này để hướng dẫn trẻ nhận thức một cách thấu đáo sự nguy hiểm của những hành vi sai trái của mình, đồng thời hướng dẫn trẻ không ngừng sửa chữa và cải thiện bản thân.

3. Cầu tiến

Đối với con trẻ, cha mẹ có thể không đòi hỏi chúng phải đứng đầu trong các kỳ thi, hay phải trúng tuyển vào đại học, nhưng phải rèn luyện cho con chí tiến thủ và tính tự giác, để con học cách không từ bỏ dù gặp phải khó khăn hay thất bại.

4. Siêng năng và tiết kiệm

Một học giả nổi tiếng nói rằng tất cả những người tầm thường trên thế giới đều bị đánh bại bởi hai chữ "lười biếng". Không biết bao nhiêu đứa trẻ đã bị hủy hoại và bao nhiêu người đã bỏ lỡ mất cơ hội chỉ vì lười biếng. Có thông minh tới đâu, gia đình có giàu có tới đâu thì sự siêng năng và tiết kiệm đều quan trọng đối với mọi đứa trẻ!

Càng nỗ lực càng may mắn. Vận may, tức là phải vận động lên thì mới có được, cũng có nghĩa là có làm, có học, có chăm chỉ thì vận may mới tìm tới.

Tiết kiệm không phải là chỉ trích con cái về chuyện ăn mặc của chúng, mà là để rèn luyện cho trẻ cách sống có cái độ, có giới hạn. Các bậc cha mẹ ngày nay dù giàu hay không cũng luôn muốn phải sắm cho con những món đồ hiệu nổi tiếng và tốt nhất. Điều này có thể dễ dàng khuyến khích thói quen sống ngông cuồng và bất cần của trẻ. Sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ chỉ thích mặc quần áo hàng hiệu đắt tiền mà không chịu ý thức về tình hình kinh tế gia đình nói chung.

Siêng năng và tiết kiệm là nền tảng của những đứa trẻ ưu tú.

5. Có quy tắc

Nghĩa là phải để trẻ học cách tuân thủ các quy tắc và quy định. Những trẻ hiểu quy tắc, sau này lớn lên sẽ dễ hiểu xã hội hơn.

Tất nhiên, bảo trẻ tuân thủ quy tắc không phải là cấm trẻ suy nghĩ, cấm trẻ sáng tạo, mà là dạy trẻ biết tuân thủ những quy tắc đạo đức tối thiểu nhất của một người được ăn học, của một người tử tế.

6. Kiên trì

Có một câu chuyện như này.

Có một lần, thầy Sokrates giao bài tập về nhà cho học sinh của mình, theo đó thì các học sinh mỗi ngày sẽ phải vung tay 100 lần. Sau 1 tuần, ông hỏi tình hình hoàn thành, 90% học sinh đều kiên trì làm. Một tháng sau, ông lại hỏi, chỉ còn 50% học sinh kiên trì được. Một năm sau, ông lại hỏi, chỉ còn duy nhất một học sinh kiên trì được, và người đó chính là triết học gia nổi tiếng sau này, Platon.

Trong các học trò của Sokrates, không thiếu những người thông minh hơn Platon, nhưng thành tựu của Platon lại là lớn nhất, đây hoàn toàn không phải sự ngẫu nhiên mà đó là kết quả của sự kiên trì.

Xã hội hiện đại khiến con người ta trở nên vội vàng hơn, không ít người quá nôn nóng với danh lợi, với thành công mà đánh mất đi cái nền tảng cơ bản nhất của thành công, đó là sự kiên trì, nhẫn nại. Hãy để trẻ kiên trì làm một việc nhỏ mỗi ngày, cũng có thể cùng làm với trẻ, đây là một cách tốt giúp bồi dưỡng nên tính cách kiên trì cho trẻ.

Dạy con

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU