Trẻ bị ho có nên ăn thịt gà và tôm không?
|
Việc kiêng khem thịt gà và tôm khi bị ho được truyền miệng từ những người đi trước và mọi người thường nghĩ rằng cứ ăn tôm, thịt gà sẽ khiến tình trạng ho tăng lên.
Khi ăn tôm, nếu không bóc vỏ, bỏ càng thì vỏ tôm và càng sắc nhọn dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Vì vậy, người bị ho không nên ăn tôm có vỏ còn phần thịt tôm ăn vào sẽ không gây ho nhiều hơn. Về mặt dinh dưỡng thì tôm có chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm, giúp chóng khỏi bệnh. Bởi vậy trẻ bị ho không cần thiết phải kiêng tôm mà mẹ chỉ cần chú ý khi nấu tôm cho trẻ ăn nên bỏ hết vỏ.
Thịt gà chứa nhiều có nhiều Protein, cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ thể. Trong thịt gà hoàn toàn không chứa các chất gây ho, hay kích thích vùng họng. Bên cạnh đó, thịt gà còn có nhiều Kẽm, đây là khoáng chất quan trọng tham gia vào hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Nếu như ăn nhiều thịt gà khi bị ho sẽ giúp cơ thể chống lại các vi rút, vi khuẩn. Vì vậy, không chỉ không được kiêng ăn, các bạn càng cần phải bổ sung thịt gà vào thực đơn bữa ăn nhé!
Thịt gà và tôm có nhiều chất dinh dưỡng như vậy, dễ tiêu hóa trong khi lại không có chất gì gây ho cả. Do đó việc kiêng khem tôm và thịt gà khi trẻ bị ho là hoàn toàn sai lầm.
Việc kiêng thịt gà và tôm khi bị ho là không đúng. Tuy nhiên, đối với những người bệnh có tiền sử dị ứng thì cần kiêng và hạn chế ăn tôm, thịt gà và các thực phẩm hay gây dị ứng vì làm tình trạng dị ứng tái phát, ho tiến triển nặng hơn.
Nên và không nên ăn gì khi trẻ bị ho
Khi trẻ bị ho, các mẹ nhớ thêm những thực phẩm nóng, lỏng, dễ nuốt như cháo, súp, canh vào bữa ăn. Chúng sẽ giúp hạn chế tối đa việc kích thích phần niêm mạc ở cổ họng đang đau rát. Sẽ là sự kết hợp tuyệt vời khi chăm sóc người bị ho, đặc biệt là trẻ nhỏ với món súp gà. Súp gà có tác dụng kháng viêm, tiêu đờm và làm dịu cổ họng đang bị đau, lại dễ tiêu hóa và chứa nhiều dinh dưỡng.
Trẻ ho vẫn có thể ăn tôm, cá, hải sản thịt, rau củ và các loại trái cây để cân bằng chất dinh dưỡng, thêm Vitamin và khoáng chất. Lưu ý, khi ăn tôm, hải sản nên bóc lớp vỏ cứng vì có thể làm ngứa cổ, gây ho. Đối với trái cây, nên tránh ăn quýt vì thịt quýt có tính nóng, dễ tụ đờm.
Đồng thời, trẻ bị ho nên tránh xa các loại đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ nướng, đồ chua cay.
Với thời tiết nắng nóng như hiện hay, trẻ dễ bị ho các bà mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe.
Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp