- Nghỉ ngơi khi đau, để thời gian cho tổn thương được hồi phục, giảm bớt các loại vận động có tác động tới chân như chạy nhảy, khuyến khích các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, chạy xe đạp,…
- Uống thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen nếu cần.
- Tập các động tác giãn gân gót chân.
- Vật lý trị liệu.
- Giảm cân.
- Mang giày thể thao có lớp đệm tốt và hỗ trợ cổ chân, tránh mang dép lê, sandal, thậm chí ở nhà.
- Với trẻ lớn có thể dùng các miếng lót trong giày hỗ trợ cho bàn chân bẹt. Mang giày thể thao và dùng miếng lót chính là gia cố lại bộ giảm xóc thôi, vì bộ giảm xóc của mình kém chất lượng.
- Các loại giày hỗ trợ, đế chỉnh hình bình thường không cần đến, chỉ dùng một số ít trường hợp nặng hoặc có các bất thường về khớp kèm theo.
- Phẫu thuật: chỉ dành cho các trường hợp kèm theo bất thường về xương, dính xương, đứt gân, bàn chân bẹt thể cứng (rigid pes planus).
Tóm lại, bàn chân bẹt không có gì phải quá lo lắng, chừng nào nó làm phiền đến hoạt động đi đứng, vận động của trẻ thì mới cần quan tâm.
Nếu con bạn dưới 6 tuổi mà có bàn chân bẹt là BÌNH THƯỜNG, còn nếu trên 6 tuổi có bàn chân bẹt mà con vẫn chạy nhảy bình thường thì cũng không cần điều trị. Các phương pháp điều trị KHÔNG làm nó hết bẹt, chỉ làm giảm triệu chứng, hỗ trợ và giảm bớt các bất thường về khớp nếu có, mà đã không có triệu chứng thì trị làm gì?
Vài nét về tác giả
Bác sĩ Trương Hoàng Hưng là một bác sĩ nhi khoa người Việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang Texas (Mỹ). Tự nhận mình là người "hay lo chuyện bao đồng", bác sĩ đã chia sẻ rất nhiều bài viết hay dưới góc nhìn khoa học rất bổ ích cho các mẹ nuôi con nhỏ.
Trên aFamily, bạn có thể tìm đọc những bài viết của bác sĩ TẠI ĐÂY.