Hiếm gặp: Bé trai chào đời với 4 vòng dây rốn quấn cổ bằng phương pháp sinh thường

Dù được nhiều lần tư vấn nên mổ chủ động nhưng sau khi thăm khám trước sinh, bác sĩ đã động viên sản phụ sinh thường và kết quả là em bé chào đời nặng 3400g với 4 vòng dây rốn quấn cổ.

 

Nhiều vòng dây rốn quấn cổ cũng không làm tăng nguy hiểm cho em bé

Số vòng dây rốn quấn cổ bao nhiêu cũng không quan trọng, bởi vì khi quá trình chuyển dạ diễn ra, nhau thai, dây rốn và cả em bé cùng di chuyển xuống phía xương chậu của mẹ, chuẩn bị cho quá trình lọt qua âm đạo của mẹ để chào đời. 

Miễn là dây rốn đủ dài để đầu em bé có thể lọt ra ngoài khỏi âm đạo của mẹ, phần còn lại của thai nhi có thể lọt ra ngay sau đó. Dây rốn quá ngắn là rất hiếm, và nếu dây rốn quá ngắn thì ngay cả việc xoay đầu cho thuận ngôi cũng khó xảy ra, nên không thể nào kết luận vì dây rốn ngắn, lại quấn nhiều vòng quanh cổ nên em bé không thể chào đời.

Một nghiên cứu cho thấy rằng số vòng dây rốn dao động từ 1-4 vòng, thường gặp nhất là 2 vòng dây rốn quấn cổ. Trẻ sơ sinh có 4 hoặc nhiều vòng dây rốn chiếm 0,1% và tối đa số dây rốn quấn cổ được ghi nhận là 9 vòng. Nghiên cứu đó cũng kết luận rằng hầu hết các bé trong số đó có chỉ số Apgar (chỉ số đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh ngay sau khi chào đời) từ 7-10 (trong đó 10 là số điểm cao nhất) sau một phút. Chỉ có 8 em bé có chỉ số Apgar dưới 7 sau năm phút sau sinh (chiếm 5,20%). Điều đó cho thấy rằng tác động của dây rốn quấn cổ chỉ là thoáng qua.

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU