Hoang mang với "phiên bản mới" của bài thơ Thương ông trong sách Tiếng Việt lớp 2: Vần điệu trúc trắc, khó nhớ, nội dung xa lạ?

Bài thơ "quốc dân" của bao nhiêu thế hệ 8x, 9x bỗng dưng "được" biến tấu thành một phiên bản mới hoàn toàn khác. Nhiều người nhận xét họ không thể tìm thấy được chất thơ của bài tập đọc ngày cũ.

Sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Nhiều phụ huynh cho rằng, thường thì người ta sẽ trích đoạn nguyên bản, nhưng ở đây lại cắt ghép câu thơ trong khổ làm mất vần điệu hay, đọc bị "ngang tai". Nếu đọc bài thơ cũ thấy Việt là một cậu bé tình cảm, biết giúp đỡ người khác, thương yêu ông mình. Còn ông rất cảm động, vui sướng với hành động của cháu thì với phiên bản này, chỉ thấy đơn giản là kể lại một câu chuyện cháu giúp ông, chẳng thấy còn mấy tình cảm thắm thiết, gần gũi nữa.

Trên một diễn đàn, có thành viên nêu ý kiến: "Thật hài hước, nếu trích thơ bao giờ người ta cũng trích theo khổ. Trích khổ trước thì bỏ khổ sau đi, lý do gì mà vài có vài câu đầu xong nhảy xuống câu khổ sau, không có vần gì hết. Càng ngày tụi con nít càng lại không có tuổi thơ".

Được biết, sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1 hiện hành cũng do GS Nguyễn Minh thuyết chủ biên và đã được tái bản đến lần thứ 17.

GS Nguyễn Minh Thuyết giải thích lí do nhóm tác giả không chọn đoạn trích từng đưa vào SGK trước đây: "Ở đoạn đầu bài thơ, đúng là rất hay. Nhưng khi lựa chọn cho học sinh lớp 2, ngoài tiêu chí chọn nội dung hay, chúng tôi phải quan tâm tới những yếu tố khác.

Đoạn đầu bài thơ có câu “Đi phải chống gậy/ Khập khiễng khập khà”. Từ “khập khà” là cách viết của nhà thơ để gieo vần, nó hợp lý khi nằm trong chỉnh thể bài thơ. Nhưng xét ở mục đích dạy tiếng Việt cho học sinh thì đó là từ không chuẩn và khó hiểu với học sinh lớp 2.

Ngoài ra theo quan điểm của nhóm biên soạn, ở phần đầu có một số câu nôm na, không “thơ” bằng phần sau. Đặc biệt ở phần sau khi đứa cháu bảo ông nói “Không đau! Không đau!”, người ông làm theo... là phần rất thú vị, thể hiện tình cảm trong sáng, cách nghĩ hồn nhiên rất trẻ con của người cháu. Theo tôi, cái thần của bài thơ nằm ở đây. Đó là lý do chúng tôi chọn đoạn trích sau".

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/hoang-mang-voi-phien-ban-moi-cua-bai-tho-thuong-ong-trong-sach-tieng-viet-lop-2-van-dieu-truc-trac-kho-nho-noi-dung-xa-la-162202310120043196.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU