Khi con đến tuổi vị thành niên, có 3 đặc điểm cha mẹ phải để ý, 4 điều nên làm: Con trưởng thành hạnh phúc, biết ơn vô cùng

(lamchame.vn) - Những đứa trẻ lớn lên được nuông chiều tất yếu thiếu tinh thần chịu khó, thiếu ý chí phấn đấu kiên cường, dũng khí vượt khó, hiện tượng lệch lạc tâm lý ngày càng phổ biến.

4 điều cha mẹ nên làm 

Nguyên nhân của các vấn đề tâm lý này rất phức tạp, bao gồm cả nguyên nhân xã hội, nhà trường, gia đình cũng như bản thân mỗi học sinh, là kết quả tác động qua lại của nhiều yếu tố. Vậy, cha mẹ nên ngăn ngừa và giải quyết những vấn đề tâm lý này như thế nào?

(1). Trước hết, tạo cho con một môi trường gia đình hòa thuận. Gia đình là trường học đầu tiên của đời người, cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Một gia đình dân chủ, hòa thuận và tốt đẹp mang lại cho trẻ em một nơi trú ẩn ấm áp, trong khi trong một gia đình độc đoán, cha mẹ và con cái không thể giao tiếp bình thường, dẫn đến tính cách tự ti, khép kín của đứa trẻ. 

Tất cả các vết sẹo tinh thần trong gia đình sẽ gây ra các mức độ tổn thương tâm lý khác nhau cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải đáp ứng những nhu cầu chính đáng và hợp lý của con cái. Thường xuyên giao tiếp với trẻ và xây dựng một bầu không khí gia đình hòa thuận.

(2). Tôn trọng trẻ về mặt tình cảm và tâm lý. Cha mẹ phải hiểu rằng giáo dục con cái vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Con cái là niềm hy vọng của cha mẹ, nên tôn trọng con, không coi con như "tài sản" riêng. Không được cho mình quyền được la mắng, đánh đòn con. Thay vào đó, nên học cách thấu hiểu, khuyến khích con trao đổi ý kiến với mình. Trẻ sẽ lớn lên trong môi trường được yêu thương, tôn trọng cũng sẽ đối xử với người khác tương tự.

(3). Nâng cao phẩm chất của bản thân và làm gương cho con cháu. Quan niệm giáo dục của cha mẹ, phong cách nuôi dạy con cái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của trẻ và ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách lành mạnh. 

Một số cha mẹ vì mải mê vui chơi hoặc quá dành tâm sức cho công việc, buông lỏng việc giáo dục khiến con cái sa ngã. Phụ huynh hiện đại cần hiểu về tâm lý học và các kiến thức khác liên quan đến giáo dục con người, nâng cao phẩm chất của bản thân, không ngừng sửa mình để con cái tiếp nhận hình ảnh tích cực tốt đẹp.

(4). Thường xuyên liên hệ với giáo viên. Thay vì phó mặc cho giáo viên, cha mẹ nên tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường như các cuộc họp phụ huynh, hội nghị chuyên đề, v.v., để hiểu về tình hình của con và phương pháp dạy con.

Những ý kiến phản ánh của giáo viên nhà trường phải được tiếp thu và xử lý đúng mực, không bênh con mù quáng, không xử phạt bằng đòn roi. Đối với những vấn đề tâm lý của trẻ, cha mẹ nên phân tích, hướng dẫn và giải quyết kịp thời, tránh để lâu ngày cộng dồn gây ra tác hại nghiêm trọng.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU