Không cuống cuồng đăng ký cho con học lớp này, lớp kia, bà mẹ "lười" áp dụng 2 cách đơn giản giúp con thông minh, tự lập

(lamchame.vn) - Khi hỏi về giáo dục sớm cho con, chị My sẽ đặt giáo dục gia đình - giáo dục từ cảm xúc ấu thơ là nền tảng quan trọng nhất. Giáo dục sớm để con hoàn thiện nhân cách, cho con tình yêu vững vàng, mạnh mẽ để có thể hạnh phúc trong tương lai dù là ai đi chăng nữa.

Đây là cái dao chuyên dụng dùng được cho trẻ em mà bé nhà chị My xài. Dao có thể cắt được táo, cà rốt, khoai tây và các loại rau khác. Nhưng dao này không làm đứt tay.

Bí quyết: Trước khi lớn tiếng nhắc nhở, đến bên cạnh con xem con đang làm gì. Nói với con: "Chà, cái này chắc là thú vị lắm nên làm con chú ý mà quên cả lời của mẹ rồi"; "Con có nhớ là mình phải làm gì không? Con cần mấy phút để làm việc đó?" (Gợi nhắc và trao quyền).

Tiếp đến: Ghi ra những việc con cần thực hiện. Đánh số thứ tự. Sau đó cho con xem bản danh sách các việc của mình. Khi con làm xong một việc, cho con đánh dấu tick vào phần việc đó. (Cách này chị My thường sử dụng với những công việc cố định của quy trình buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ. Lập sẵn một bản viết bằng bút có thể tẩy xóa để sử dụng hàng ngày).

Công cụ này đã giúp ích bà mẹ ba con này rất nhiều. Có lần cậu con trai (lúc 4 tuổi) sau khi tự mình thực hiện xong tất cả các công việc thì lấy giấy vẽ minh hoạ lại các hoạt động đã tự làm mà không cần mẹ nhắc. Bức vẽ đó thực sự rất dễ thương và thể hiện trí tưởng tượng của con khi vẽ hình chiếc máy giặt hoặc bộ quần áo rất ngộ nghĩnh.

Một mẹo nữa để con tự giác là tạo ra những ngày thử thách cho cả gia đình. Ví dụ như: Thử thách tự giác, thử thách một ngày không xem tivi, hoặc thử thách dậy sớm… Các thử thách này không phải để thi đua cạnh tranh giữa các thành viên mà để khuyến khích các thành viên cùng thực hiện một hoạt động nào đó. 

Chị My cho rằng, đích đến của giáo dục sớm không phải để con trở thành thần đồng như Đỗ Nhật Nam hay Albert Einstein. Giáo dục sớm để con hoàn thiện nhân cách, cho con tình yêu vững vàng, mạnh mẽ để có thể hạnh phúc trong tương lai dù là ai đi chăng nữa.

"Nếu ai đó hỏi rằng, rồi con My sẽ trở thành ai? My trả lời: Để trở thành chính người con muốn được trở thành. My không nghĩ mình muốn định hướng con trở thành một phiên bản hoàn hảo nào đó. Con có thể là bất cứ ai, miễn là con cảm thấy mình có ý nghĩa, muốn được đóng góp và có nơi nào đó thuộc về. Nơi đó có thể là ba mẹ, hoặc một ai đó xa lạ mà chúng tìm thấy trong tương lai…", chị nói.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU