Cụ bà Marion “Mic” Roberts
Theo một nghiên cứu của Mỹ: Đi bộ giảm 35% nguy cơ tử vong do các bệnh hô hấp ở những người đi bộ hơn 6 giờ/tuần so với những người ít vận động. Đi bộ cũng giúp giảm khoảng 20% nguy cơ tử vong do bệnh tim và giảm 9% nguy cơ tử vong do ung thư. Không những vậy, việc đi bộ thường xuyên còn giúp ngăn ngừa việc hình thành các mảnh xơ vữa động mạch, từ đó ngăn chặn được các biến chứng từ căn bệnh này gây ra như đột quỵ não. Do đó, nếu muốn có một cơ thể khỏe mạnh và sống thọ hơn thì mọi người nên duy trì thói quen này mỗi ngày.
3 lưu ý khi đi bộ ai cũng cần ghi nhớ để việc tập luyện hiệu quả hơn
1. Bổ sung nước kịp thời
Không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước cực độ, tăng áp lực và gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng đến hiệu quả đi bộ. Khi đi bộ, bạn nên mang theo nước bên mình và uống một lượng nhỏ đều đặn để giữ đủ nước và tránh khó chịu do uống quá nhiều cùng một lúc.
2. Nên khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ
Trước khi đi bộ, việc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng để khởi động là điều rất cần thiết nhằm chắc chắn rằng cơ, khớp đã sẵn sàng cho việc chuyển động. Hãy dành ra 5 phút khởi động nhẹ nhàng và nên đi chậm khi mới bắt đầu để giảm các chấn thương có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên đi chậm lại và khi kết thúc chặng đường đi bộ trong thời gian khoảng 5 phút.
3. Đi loại giày không phù hợp
Chọn giày cũng là một bước quan trọng giúp tăng hiệu quả của việc đi bộ. Theo Steven Jasonowicz - Bác sĩ phẫu thuật xương khớp và mắt cá chân tại Viện xương và khớp Illinois, Mỹ, việc chọn giày đi bộ phù hợp không chỉ giúp đi bộ thoải mái, hiệu quả hơn mà còn giúp bạn tránh được chấn thương trong quá trình di chuyển.
Khi chọn giày, nên chọn những đôi giày thể thao chuyên dụng. Lưu ý chọn đúng kích cỡ chân vì đi giày quá chật hay quá cứng có thể gây ra ma sát, phồng rộp và chèn ép ngón chân. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường càng nên lựa chọn giày kỹ càng vì đi giày không phù hợp dễ khiến họ bị đau chân, tê chân, vết thương khó lành.
(Tổng hợp)