Kiểu cha mẹ này luôn nghĩ mình rất vĩ đại, nhưng thực chất lại khiến con cái khổ sở, sống dằn vặt từng ngày

(lamchame.vn) - Tình yêu của cha mẹ sâu như biển cả, nhưng có sự khác biệt về chất lượng.

Ảnh minh hoạ


03

Điều con cái thực sự cần là cảm giác giá trị từ cha mẹ.

Nuôi dạy con cái chưa bao giờ thành công nhờ sự hy sinh hay ép buộc. Giờ nhìn lại câu nói của người mẹ trong câu chuyện đầu tiên: "Chỉ có một chút thế này thôi mà đã tốn nửa ngày làm việc vất vả của mẹ rồi". Những câu tương tự, ắt hẳn nhiều người cũng đã nghe qua.

Tuy nhiên một cư dân mạng kể, năm anh 8 tuổi, mẹ không cãi được anh, nên đưa anh đi ăn McDonald’s mà anh hằng mong ước.

Lúc thanh toán, mẹ có chút tiếc tiền, rồi buột miệng than thở: "Chỉ có chút đồ ăn thế này mà cũng đủ chi phí cho cả nhà ta ăn mấy ngày". Điều khác biệt là, mẹ nói thêm một câu:

"Nhưng thỉnh thoảng bỏ tiền ra để thưởng thức những điều tốt đẹp cũng rất xứng đáng. Con thích thì phải cố gắng lên nhé, sau này dựa vào chính sức mình, muốn ăn là ăn".

Câu nói đó đã khích lệ tôi suốt nhiều năm.

Và khiến tôi luôn tin rằng: Tôi xứng đáng với mọi điều tốt đẹp, chỉ cần tôi nỗ lực.

Quá trình trưởng thành của trẻ thực ra cần sức mạnh. Cảm giác hy sinh, thường là thứ bóp nghẹt cảm giác sức mạnh nhanh nhất; còn cảm giác giá trị, mới thực sự nuôi dưỡng được trẻ.

Mà để mang đến cảm giác giá trị cho con cũng không khó, cha mẹ hãy sống đúng với chính mình, sống vui vẻ và làm tấm gương là đủ.

Một tạp chí ở Trung Quốc từng đưa tin về một cặp mẹ con. Người mẹ, Hồ Vĩnh Bình, nói: "Làm mẹ cần phải cho đi, nhưng không được hy sinh". Bà luôn tuân thủ một nguyên tắc: Đầu tiên là sống cho mình, sau đó mới làm mẹ.

Bà không vì con gái mà thỏa hiệp với cuộc sống, cũng không nhún nhường. Việc nuôi dạy con gái của bà cũng rất tự nhiên: Bà không chăm chút từng li từng tí cho con trong sinh hoạt.

Con gái tốt nghiệp trung học, chuẩn bị đi du học Anh, con nói không cần tiễn, bà cũng thật sự đi leo núi với bạn bè. Giữa mẹ con không có sự hy sinh hay cống hiến, cũng không có sự kiểm soát hay ràng buộc.

Nhưng dưới sự ảnh hưởng của mẹ, cô gái ấy trưởng thành rất độc lập và quyết đoán. Cô nói rằng chính mẹ đã giúp cô hiểu rằng, phải dám theo đuổi điều mình muốn làm, không để bị xã hội ràng buộc.

Đặt bản thân lên hàng đầu, nuôi dưỡng chính mình, cha mẹ nội tâm giàu có mới có thể thúc đẩy sự trưởng thành của con cái. Đó chính là sống đúng với bản thân.

Mạc Ngôn, nhà văn đoạt giải Nobel của Trung Quốc hồi nhỏ gia đình rất khó khăn. Đặc biệt là mẹ, không chỉ là người đói nhiều nhất mà còn là người làm việc nhiều nhất trong nhà.

Ông luôn nghĩ mẹ vừa làm việc vừa khóc. Nhưng người mẹ luôn cau có của ông, khi làm việc vất vả lại cất giọng hát một bài hát nhỏ!

Sự lạc quan và phóng khoáng của mẹ đã dạy cho Mạc Ngôn rằng khi đối mặt với nghịch cảnh và khó khăn, không than phiền, không oán thán, mà lạc quan đối diện, tích cực xử lý.

Thay vì nói về sự hy sinh và gian khổ, hãy đối diện với nó bằng nụ cười và truyền cho con năng lượng tích cực.

Đó chính là sống vui vẻ.

Thay vì ràng buộc sự trưởng thành của con, hãy đóng miệng lại, bước chân lên, đi tốt con đường của mình để làm tấm gương cho con.

Đó chính là sống thành hình mẫu.


04

Tình yêu của cha mẹ sâu như biển cả, nhưng có sự khác biệt về chất lượng. Thứ quyết định sự khác biệt này không phải là học vấn, thu nhập hay địa vị của cha mẹ, mà là cách họ xử lý các chi tiết.

Vì con tốt là bản năng của cha mẹ, nhưng làm thế nào để tránh biến tình yêu đó thành gánh nặng cho con là một bài học quan trọng mà mỗi bậc cha mẹ đều phải trau dồi.

Mong rằng các bậc cha mẹ đều hiểu: Tình yêu không phải là gông cùm, cũng không phải là hy sinh, mà là sự hoàn thiện lẫn nhau.

Cha mẹ sống đúng với chính mình, con cái mới có thêm sức mạnh.

Cha mẹ sống hạnh phúc, con cái mới có thể sống trọn vẹn hạnh phúc.

Cha mẹ sống làm tấm gương, con cái mới có thể bay cao, bay xa hơn.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU