Nhưng sau 1 vài buổi học, cô phát hiện ra rằng giáo viên thường dùng bạo lực trừng phạt học sinh. Chỉ cần cô giảng bài trên bục giảng, học sinh nhất định phải ngẩng đầu nghe, cúi đầu ghi chép, có động tác nhỏ nào càng không được. Một khi bị bắt, học sinh sẽ bị trừng phạt bằng cách dùng thước thép để đánh vào lòng bàn tay.
Mặc dù cô chưa từng bị đánh, nhưng thường xuyên thấy các bạn bị đánh nên sợ đến mức phát khóc. Lấy hết can đảm, cô bày tỏ nỗi sợ hãi của mình với bố và mong bố cho mình đổi lớp học thêm khác. Phản ứng của người cha khiến cô vô cùng ấm áp và tin tưởng: "Con đừng lo lắng, miễn điều con nói là thật, bố sẽ theo ý con". Sau đó, ông cẩn thận hỏi han thêm bạn học, xác định lời con nói là đúng, lập tức cho con đổi lớp.
Bây giờ đã làm mẹ, nhớ lại cách làm của bố lúc đó, cô vẫn thấy tràn đầy thương mến. Không chỉ vì bố không nỡ để giáo viên trừng phạt thể xác con mình, mà còn vì bố coi trọng cảm xúc của cô. Phần cảm giác an toàn thời thơ ấu này vẫn lưu lại trong lòng cô.
Các nhà tâm lý học hiện đại cho rằng cha mẹ phải là "cơ sở an toàn" cho con cái của họ. Khi con cảm thấy nguy hiểm hoặc cần sự thoải mái, suy nghĩ đầu tiên là tìm kiếm sự giúp đỡ của cha mẹ. Sự phụ thuộc của trẻ em vào cha mẹ và không sợ bị từ chối là cảm giác an toàn.
Khi con cái thất bại, cha mẹ cần ở đó để đưa tay đón con, ôm, vỗ về trẻ và bắt đầu lại từ đầu. Đó là ví dụ về tình yêu vô điều kiện của cha mẹ. Trẻ cần được biết không có vấn đề gì xảy ra và cha mẹ vẫn luôn yêu mình.
Link gốc: https://phunuvietnam.vn/liec-mat-qua-5-khoanh-khac-nay-la-bo-me-phat-hien-ngay-su-bat-on-cua-con-can-thiep-som-de-con-khoi-anh-huong-tam-ly-222022127205530717.htm
Theo ttvn.vn