Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn của bé ngay sau khi chào đời là gì?

(lamchame.vn) - Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn không gây đau cho mẹ và em bé. Máu sau khi lấy được lưu trữ dạng đông lạnh ở ngân hàng tế bào gốc mà bố mẹ đã lựa chọn trước đó.

Lưu trữ tế bào gốc cuống rốn bao gồm những gì?

Lưu trữ tế bào gốc cho trẻ sơ sinh bao gồm 4 loại tế bào gốc cuống rốn: Máu cuống rốn (HSC), Tế bào trung mô (MSC), Tế Bào Biểu Mô (EPSC) và Màng bánh nhau (Amnion).

- Tế bào gốc tạo máu (HSC): Thu thập tối đa máu cuống rốn nằm trong dây rốn và lưu trữ toàn bộ. Tế bào có khả năng chữa hơn 80 bệnh nguy hiểm thuộc hệ tạo máu, như: Ung thư máu, suy tủy, các rối loạn miễn dịch nghiêm trọng, thiếu máu bẩm sinh thalassemia, bệnh bạch cầu, u lym-phô...

- Tế bào gốc trung mô (MSC): Được truy xuất từ cuống rốn, biệt hóa thành các tế bào mô, cơ quan trong cơ thể, như gan, tim, cơ, sụn. Chữa các bệnh lý thoái hóa hệ chức năng, xương khớp, miễn dịch, làm đẹp và chống lão hoá. Như thoái hóa khớp, tiểu đường, đa xơ cứng, suy tim, xơ gan, truyền chống lão hoá, tăng cường miễn dịch...

- Tế bào gốc biểu mô (EPSC): được truy xuất từ cuống rốn, ứng dụng để tái tạo mô mềm, điều trị bỏng, tái tạo lớp lót nội tạng (gan, ống tụy, dạ dày, ruột…), thay màng giác mạc.

- Tế bào gốc bánh nhau (Amnion): Tách từ màng bánh nhau, biệt hóa thành tế bào thần kinh, ứng dụng điều trị các bệnh lý thoái hoá hệ thần kinh như Alzheimer, Parkinson, đột quỵ,…. Hiện tại Cryoviva là đơn vị duy nhất lưu trữ màng bánh nhau.

Tế bào gốc trung mô MSC và biểu mô EPSC cùng màng bánh nhau Amnion có thể sử dụng chung cho cả gia đình bao gồm Ông bà nội – ngoại, bố, mẹ, bé và anh chị em của bé.

Khi nào có thể thực hiện việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?

Thời cơ để lưu trữ máu cuống rốn của đứa bé chỉ có đúng 1 lần vì vậy tốt nhất là các bạn nên chuẩn bị kiến thức về quá trình hoạt động và ích lợi của biện pháp này, như vậy bạn sẽ có thể đưa ra một quyết định đúng đắn trước khi sinh.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU