Việc kiểm tra trên máy tính giúp phát huy tốt năng lực của học sinh. (Ảnh minh họa)
Theo Thông tư 26, lần đầu tiên hình thức kiểm tra viết được cho phép thực hiện trên máy tính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá hợp lý, sẽ đẩy mạnh hoạt động đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh và đặc biệt phát triển rất tốt năng lực tự học của người học. Đây sẽ là tiền đề cho các địa phương, các nhà trường đủ điều kiện trong tương lai có thể tổ chức đánh giá học sinh trên máy tính.
4. Cách tính điểm trung bình môn
Theo điểm a, khoản 1 Điều 10 của Thông tư 26:
Điểm trung bình môn học kì (viết tắt là ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này như sau:
ĐTBmhk = |
TĐĐGtx + 2 x ĐĐGgk + 3 x ĐĐGck |
Số ĐĐGtx + 5 |
5. Nhân văn hơn với đối tượng học sinh khuyết tật
Thông tư 26 đã thể hiện tính nhân văn, quan tâm, coi trọng và đánh giá khách quan vừa giúp các học trò hòa nhập, vừa giúp thầy cô giáo và bạn bè thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ với những gì các em trải qua.
Việc đánh giá kết quả giáo dục của học sinh khuyết tật vẫn giữ nguyên tinh thần động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học, song, với học sinh khuyết tật học hòa nhập và học sinh học chương trình chuyên biệt, các em được thực hiện theo kế hoạch giáo dục cá nhân, được miễn, không đánh giá những nội dung môn học hoặc hoạt động giáo dục mà các em không có khả năng đáp ứng được yêu cầu chung.
6. Tăng cường khen thưởng toàn diện hoặc theo lĩnh vực
Thông tư nêu rõ, công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học, nếu đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên và học lực từ loại khá trở lên.
Học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện được Hiệu trưởng tặng giấy khen.
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 26 là việc tăng cường khen thưởng toàn diện hoặc theo lĩnh vực nhằm khích lệ, động viên học sinh học tập và rèn luyện.
Theo đó, ngoài danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến như hiện hành, còn có thêm danh hiệu học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện.
Điều kiện để được công nhận học sinh giỏi cũng mở rộng khi đưa môn Ngoại ngữ vào vị trí tương xứng với môn Toán, Ngữ văn nhằm đẩy mạnh việc phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh phổ thông, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.
Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2020.