Cũng đã 5 năm trôi qua. Tình trạng của mẹ càng lúc càng kém đi, phát sinh thêm đủ thứ bệnh. Mỗi lúc trở trời, mẹ lại đau hơn. Bố phải nhờ hàng xóm hoặc cô dì đến giúp.
Một người họ hàng phía mẹ tôi đến thăm, nhìn thấy tình trạng mẹ không chuyển tốt thì nói thẳng: “Hay để bà đi luôn cho rồi, đỡ phải làm khổ người còn sống”. Bố tôi không nói gì cả, người họ hàng kia nói xong lại thở dài một hơi.
Phòng của mẹ, ban ngày có nắng ấm, đêm vừa tối thì phải bật đèn. Bố tôi nói: “Mẹ con sợ bóng tối lắm”.
Bố ngồi bên cạnh mẹ, nhìn điện thoại nói: “Để tôi mở nhạc cho bà nghe nhé”. Nhạc phát ra, giai điệu khá cũ, mượt mà vang lên câu ca tình yêu sướt mướt…
Khi cho mẹ ăn cơm, bố đã không còn hấp tấp nóng giận như xưa, hiện tại ông rất kiên nhẫn, vừa đút cho mẹ vừa nói luyên thuyên: “Bà ăn nhiều chút nhé”, “Bà đừng ngủ nữa”, “Bà cứ làm khổ tôi thôi”, “Ai bảo bà không chịu uống thuốc”…
Bố thường nói với anh em tôi: “Hai đứa cứ sống tốt là được, không cần lo lắng cho mẹ, đã có bố lo liệu”.
Bố thường kể tôi nghe câu mẹ nói khi đang được đưa đến bệnh viện trong trạng thái đầu óc còn tỉnh táo: “Sau này phải làm sao đây?”.
Bố chỉ cười nói với tôi: “Mẹ mày cứ làm khổ bố”. Tôi nghe vậy chỉ biết cười, nhưng trong lòng có gì đó hạnh phúc không nói nên lời.
Tôi giờ đây cũng đã trưởng thành. Mẹ vẫn thế, bố vẫn chăm sóc mẹ mỗi ngày như xưa. Bố thường nói mẹ cứ làm khổ bố. Tôi nghĩ đương nhiên bố rất khổ vì phải chăm sóc một người gần như thực vật nhiều năm liền. Nhưng điều gì đã khiến ông chấp nhận một cuộc sống như thế. Tôi cho rằng đó chính là tình cảm gắn bó, tình thương mà bố dành cho mẹ.
bo-anh-dep-giadinhvietnam-3-1109.jpg |
Người ta thường nói, sau hôn nhân, tình yêu không còn, chỉ có trách nhiệm. Đối với tôi, bố chăm sóc mẹ vì trách nhiệm hay tình yêu, đều không đáng bận tâm. Quan trọng là bố và mẹ vẫn ở bên nhau, bố vẫn kể cho mẹ nghe nhiều câu chuyện mỗi ngày. Có lẽ đến khi tôi trở thành mẹ, tôi mới hiểu cảm giác và cái tâm của bố.
Nguồn: Zhihu