"Mẹ ơi, nhà mình có bao nhiêu tiền?" - Câu hỏi tưởng vô thưởng vô phạt của trẻ nhưng lại có ảnh hưởng cực lớn

Tiền bạc luôn là một khái niệm vô cùng mơ hồ với trẻ nên chúng sẽ không ngừng nảy sinh ra những câu hỏi trong đầu. Sự thắc mắc này của trẻ là hoàn toàn dễ hiểu, vì vậy trong những trường hợp cụ thể, sự lý giải của phụ huynh sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ.

Mẹ ơi nhà mình có bao nhiêu tiền? Nhà mình có phải rất nghèo không?

Bạn của Tiểu Lộc mặc trên mình bộ quần áo hàng hiệu xinh đẹp, có được sự ngưỡng mộ và tán thưởng từ mọi người. Cậu nhìn lại mình bộ quần áo bình dân trên người mình, không nói đến hàng hiệu, đến mác còn không có. Về đến nhà, Tiểu Lộc hỏi mẹ: "Mẹ ơi, vì sao các bạn đều mặc đồ hàng hiệu, mà còn chỉ được mặc đồ bình dân này thôi? Có phải nhà mình rất nghèo không mẹ?"

(Ảnh minh họa)

Nhà Tiểu Lộc vốn dĩ không nghèo, nhưng bố mẹ cô bé đều là người cần kiệm, không thích xa hoa, lãng phí, không muốn con mình từ nhỏ đã hình thành tư tưởng ham thích hư danh. Vì thế họ luôn luôn dạy con trong cách nhìn của một người nghèo.

"Con nói không sai" - Mẹ cô đáp. "Nhà mình rất nghèo, không mua nổi hàng hiệu. Vì thế, con cần phải nỗ lực, kiên trì..."

"Dạ, con hiểu rồi". Không đợi mẹ nói hết, Tiểu Lộc cúi đầu quay về phòng. 

Từ đó, cậu không tham gia các hoạt động tập thể, không muốn kết bạn, cũng chẳng nói chuyện với ai.

Nhà mình có phải rất giàu không mẹ?

Toàn Toàn (bạn học của Tiểu Lộc) là cô bé rất thích mặc đồ hàng hiệu. Khi mặc trên mình đồ hàng hiệu, luôn có những người xung quanh cậu tán dương. Nhưng người bạn khiến cô chú ý nhất lại là Tiểu Lộc - một cô bé luôn ngồi yên góc lớp. Cậu luôn thắc mắc việc Tiểu Lộc có thành kiến gì với mình không. Sau này khi biết hoàn cành gia đình Tiểu Lộc, cô mới dẹp bỏ được những hoài nghi bấy lâu, thậm chí còn đồng cảm với bạn mình.

Về đến nhà, Toàn Toàn hỏi mẹ: "Mẹ ơi, tại sao con có quần áo hàng hiệu, mà bạn con chỉ được mặc hàng bình dân hả mẹ? Có phải nhà mình rất giàu không?"

Thực ra, nhà Toàn Toàn không phải giàu có, chỉ thuộc dạng gia đình cơ bản. Bố mẹ Toàn Toàn đều đi làm đến tối muộn mới trở về nhà, rất ít thời gian bên cạnh con, vì thế luôn thấy cô bé bị thiệt thòi.

(Ảnh minh họa)

Hơn nữa, bố mẹ cô mang trong mình tư tưởng chăm sóc con của người giàu, sợ cô bé bị sau này vì vật chất mà bị lừa gạt. Họ luôn cho cô bé cuộc sống của một cô tiểu thư, cho dù bản thân có cực khổ thì cũng không để con bị khổ.

"Đương nhiêu rồi, nhà mình giàu hơn nhà khác,..." - Mẹ cô đáp

"Dạ". Nghe xong, Toàn Toàn cúi đầu quay về phòng, nhớ lại bộ dạng mẹ mình khi vay tiền bạn.

Khi đứa trẻ nhận thức được giá trị của đồng tiền, các bậc phụ huynh nên làm gì?

(Ảnh minh họa)

- Không lừa dối

Đôi khi, làm cha mẹ vì sự phát triển mạnh khỏe của con mình mà dùng những lời nói dối thiện ý để bảo vệ lấy trái tim non nớt của trẻ. Đôi lúc muốn nói với con nhưng lại không biết mở lời ra sao, sợ tâm hồn mỏng manh của con không chịu được. Mà thật tình, họ không biết rằng sự bao bọc quá mức của họ chỉ làm hại con, khiến chúng lớn lên trong sự hổ hẹn, đồng thời tạo ra một bức tường không thể vượt qua trong quan hệ giữa bố mẹ và con.

- Không ham hư danh

Tuy vậy cũng có nhiều phụ huynh, có tư tưởng dù có chết cũng phải giữ lấy thể diện, mà không biết rằng, những thứ không chân thật sớm muộn rồi cũng bị phát hiện. Điều đó chỉ làm con cái họ cảm thấy xấu hổ, dễ dàng hình thành cảm giác tự ti sâu sắc.

Thực ra, đối với các vấn đề mà trẻ hỏi, các bậc phụ huynh có thể nhìn nhận một cách thoải mái, tâm hồn trẻ vốn dĩ rất đơn thuần, không vì nghèo mà khóc, không vì giàu mà giả bộ, dùng quan điểm chính xác về tiền bạc để giáo dục, đó mới là điều cần thiết nhất với sự giáo dục trẻ.

(Nguồn: Toutiao)

 

Theo Helino

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU