Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự tiến bộ của đời sống và văn hóa ẩm thực, con người càng thích sử dụng của loại thức ăn ngon, sạch và hấp dẫn. Trong đó nước mắm là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích và sử dụng, không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình.
Để chọn được nước mắm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các bà nội trợ cần chú ý các điểm sau: Muốn đánh giá thành phần đạm của nước mắm một cách toàn diện người ta phải xác định được 3 thành phần: nitơ toàn phần, nitơ focmol và nitơ amoniac.
Nitơ amoniac có thành phần nitơ nằm dưới dạng NH4+. Hàm lượng nitơ amoniac cao phản ánh quá trình chế biến hoặc bảo quản không tốt đó để cho tạp khuẩn chiếm ưu thế, phân huỷ tiếp tục axitamin thành amoniac.
Nitơ focmol là tổng lượng nitơ của axitamin và nitơ amoniac. Một mẫu nước mắm tốt phải có tỷ lệ nitơ focmol/nitơ toàn phần >60%. Nếu tỷ lệ này thấp có nghĩa là sản phẩm chưa được ngấu, các thành phần nitơ hữu cơ phân tử lớn còn nhiều.
Nước mắm ngon phải đảm bảo được yêu cầu của các yếu tố như: độ đạm, màu sắc và mùi vị,...
Nước mắm ngon phải đảm bảo được yêu cầu của các yếu tố như: độ đạm, màu sắc và mùi vị,... |
Độ đạm
Xem nhãn ở chai nước mắm tên cơ sở sản xuất, địa chỉ, trọng lượng tịnh, thành phần chủ yếu, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, xuất xứ của thực phẩm. Nếu nhãn mác không ghi rõ chỉ số axit amin thì không nên mua.
Độ chua: (số ml NaOH 1N dựng để trung hoà 100 ml nước mắm): 4-6
Hàm lượng muối NaCl (g/L): 250-280
Nitơ toàn phần (g/L) càng cao càng tốt, thể hiện độ đạm của nước mắm
Tỷ số Nitơ formol/ Nitơ toàn phần >60%
Tỷ số Nitơ NH3/ Nitơ formol <50%
Nếu độ chua thấp (<2) nước mắm có thể bị pha loãng hoặc đó bị hỏng, nếu độ chua cao(>10) thì nước mắm đó phải thuộc loại nước mắm có độ đạm toàn phần cao từ 18-20g/L.
Màu sắc
Nước mắm màu nâu vàng, nâu vàng đến nâu đỏ, vàng rơm hay cánh gián trong suốt, không vẩn đục là nước mắm ngon. Không chọn nước mắm có màu xanh xám vì có thể nước mắm đó bị biến chất.
Muốn kiểm tra thật chuẩn màu của chai nước mắm, nên để chai đối diện với nguồn sáng, lắc chai mạnh, sau đó dốc ngược, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống nghĩa là có dấu hiệu kết tủa, tuyệt đối không sử dụng. Có chất kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác được cho thêm trong qúa trình đóng gói.
Mùi vị
Nước mắm ngon có mùi thơm dịu, ngọt. Nếu nếm thấy có vị ngọt đạm dịu xuống cổ họng là nước mắm có độ đạm cao. Nếu thấy có vị mặn thì loại nước mắm đó có độ đạm cao.
Với những phương pháp lựa chọn trên, hy vọng giúp các bà nội trợ có được sản phẩm nước mắm phù hợp với nhu cầu sử dụng và bảo đảm chất lượng.
Đọc nhãn
Nước mắm truyền thống chỉ có hai thành phần là muối và cá. Trong số đó, nước mắm được chiết xuất từ cá cơm, cá thu, cá linh, cá đối... sẽ mang lại vị thơm ngon hơn cả.
Ngoài việc cho phép bạn kiểm tra loại nguyên liệu, đọc nhãn mác còn cung cấp thông tin về hàm lượng chất bảo quản, thời hạn sử dụng, cơ sở sản… giúp bạn chọn được loại nước mắm phù hợp, gây hại cho sức khỏe gia đình.
Dốc ngược chai
Cầm chai nước mắm và soi ra ngoài ánh sáng, sau đó dốc ngược chai xuống, nếu thấy nước trong thì ổn, nếu thấy có cặn bẩn đục xuất hiện thì tuyệt đối không nên mua.
Nếu thấy dưới đáy chai nước mắm có chút đọng chỉ bởi muối trắng (không đục), thì không cần lo ngại. Vì nước mắm truyền thống có lượng muối tự nhiên cao, thường có vị mặn hơn các nước mắm đã pha chế, chế biến công nghiệp. Gặp nhiệt độ thấp, muối có thể lắng đọng dưới đáy. Chỉ cần lắc chai vài lần là muối đọng có thể tan đi.