5. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Dạ dày của bé sơ sinh vẫn còn yếu nên mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn trong ngày, mỗi bữa chỉ để con ăn 30 – 50ml tùy theo độ tuổi, có thể cách 1 – 2 tiếng cho bé bú một lần.
Mặt khác, nếu bé nôn trớ nhưng lại kèm theo sốt, tiêu chảy hoặc nôn quá nhiều dẫn đến tình trạng nôn nhiều mất nước, ngủ lịm, lơ mơ, lì bì… mẹ cần ngay lập tức đưa bé đi khám bác sĩ ngay nhé.
6. Giúp bé thoải mái hơn với những chuyến di chuyển xa
Để giảm thiểu tình trạng say tàu xe, hãy sắp xếp nhiều điểm dừng trong chuyến đi để bé có cơ hội hít thở không khí trong lành và xoa dịu cơn đau bụng.
Nếu em bé của bạn có nhiều đờm và chất nhầy do nhiễm trùng đường hô hấp, hãy hút mũi cho trẻ. Có thể con sẽ phản kháng nhưng cách này giúp con dễ chịu hơn sau đó, và giảm thiểu nôn trớ sau khi uống sữa.
7. Bổ sung vitamin D
Trẻ sơ sinh bình thường có thể vặn mình nhiều và giảm hẳn lúc 3 tháng tuổi. Nếu mẹ thấy tình trạng vặn mình của con là bất thường, đáng lo thì có thể ghi hình bé. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định chẩn đoán tốt hơn. Nếu bú sữa mẹ hoàn toàn, bé cần được bổ sung vitamin D và mẹ cần uống canxi liên tục đến khi mẹ ngừng cho con bú. Vitamin D có thể được bổ sung cho con qua đường uốn, khoảng 400 UI/ngày. Điều này cũng giúp trẻ giảm thiểu tình trạng vặn mình gây ra hiện tượng nôn trớ.