Một cuộc thử nghiệm rung lên chuông đáng báo động về nạn bắt cóc trẻ em: 15/17 trẻ đồng ý đi với người lạ

Chỉ có 2 trẻ 6 tuổi trong cuộc thử ngiệm là hoàn toàn không chịu rời khỏi sân chơi. Lý do vì sao điều này lại xảy ra?

 

Có một điều rất đáng lo ngại rằng tất cả trẻ em trong cuộc thử nghiệm đều biết hậu quả có thể xảy ra khi đi với người lạ. Các em đều được cha mẹ hướng dẫn rất nhiều lần. Nhưng tiếc là những hướng dẫn này đều vô ích.

Cái trẻ cần là một lời giải thích về lý do tại sao đi với người lạ lại nguy hiểm. Bởi vì nhân viên thu ngân trong các cửa hàng, hàng xóm và các bà mẹ khác trên sân chơi cũng là những người xa lạ, nhưng cha mẹ và trẻ vẫn trò chuyện cùng. Do đó, quy tắc không bao giờ được nói chuyện với người lạ là không thể tuân theo.

Một trong những cách để giải quyết vấn đề này là cho trẻ tham gia các khóa học bảo vệ bản thân. Bởi trong các khóa học này, trẻ được thực hành các tình huống thực tế, và biết đâu trong một tình huống khẩn cấp, nó sẽ cứu sống con bạn một cách ngoạn mục. Giống như câu chuyện về 2 đứa trẻ người Mỹ vừa thoát khỏi một vụ bắt cóc vào mùa hè năm nay. Hai bé đang ngồi trong xe ô tô và đợi bà của họ thì bất thình lình một thanh niên trẻ đã nhảy vào ghế lái. Cậu bé 8 tuổi phản ứng ngay lập tức: Cậu mở cửa xe và ra ngoài, sau đó nắm tay chị gái 10 tuổi của mình và giúp chị thoát ra. Tên tội phạm bị bắt khá nhanh sau đó.

Điều gì ngăn cản một đứa trẻ chạy trốn?

Một thông tin khác đáng lo lắng từ những tình nguyện viên giả làm kẻ bắt cóc là: ngay cả khi nhận ra là không có bất kỳ con sóc nào, trẻ cũng không cố gắng chạy trốn. Và khi bố mẹ hỏi tại sao, những đứa trẻ chỉ nói những điều mơ hồ như chúng cảm thấy xấu hổ khi la hét hoặc cầu cứu.

Xấu hổ hoặc sợ mọi người cho rằng mình là kẻ ngốc là những nguyên nhân khiến trẻ không hét to hoặc bỏ chạy khi gặp nguy hiểm.

Các yêu cầu hét lên khi đang gặp nguy hiểm dường như không có ý nghĩa gì với trẻ. Bởi trẻ không hiểu: phải hét lên những gì? Mức độ nào là hét to? Nếu không ai nghe thấy thì sao? Nếu họ nghe thấy nhưng họ vẫn không giúp đỡ thì sao? Vì thế, một trong những giải pháp khả thi là luyện tập hét lớn: "Cứu tôi. Tôi không biết người đàn ông này! Tránh xa tôi ra!". Chỉ có cách làm trực quan này mới giúp trẻ thoát khỏi sự xấu hổ.

Bên cạnh việc xấu hổ, trẻ em thường sợ mọi người nghĩ mình ngu ngốc. Rằng "nếu người lạ đó không có làm hại mình mà mình lại la hét thì mình sẽ trông như một kẻ ngốc và mọi người sẽ cười nhạo".

Có một yếu tố quan trọng góp phần vào việc trẻ tin tưởng người lớn là bởi trẻ thường được cha mẹ dạy rằng: người lớn nói phải nghe. Thế nên, bất kể ai, cứ là người lớn, đều được trẻ mặc định là phải nghe theo lời họ.

Một số khuyến nghị từ các chuyên gia Mỹ trong việc phòng tránh trẻ bị bắt cóc:

- Không viết tên của trẻ trên quần áo. Trẻ có khả năng tin những người gọi chúng bằng tên hơn.

- Nếu một đứa trẻ bị lạc trong một trung tâm mua sắm lớn, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đến gặp bất kỳ nhân viên nào của trung tâm để được giúp đỡ. Trẻ không nên đi đến bãi đậu xe một mình để tìm cha mẹ. Vì bãi đậu xe là nơi có rất nhiều trẻ em bị bắt cóc.

- Nếu bị bắt cóc, trẻ nên biết cách cung cấp cho những người xung quanh một tín hiệu rằng trẻ đang gặp rắc rối. Chẳng hạn như năm 2007, một kẻ bắt cóc đã mang một cô bé tuổi teen lên máy bay. Cô bé ấy đã để lại một lời nhắn "Tôi cần giúp đỡ" trong nhà vệ sinh của máy bay. Nữ tiếp viên hàng không đã đọc được dòng chữ này và đã báo cảnh sát. Khi máy bay đến, cảnh sát đã chờ đợi kẻ bắt cóc.

- Không khuyến khích trẻ đi nhờ xe hoặc cho người khác đi nhờ xe của mình, mặc dù việc này cực kỳ phổ biến.

- Ở những nơi công cộng, nhà vệ sinh là địa điểm đặc biệt nguy hiểm. Cha mẹ không nên cho trẻ em đi vào nhà vệ sinh một mình, tốt nhất, cha mẹ nên dắt trẻ đi và đợi chúng ở đó.

 

Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/mot-cuoc-thu-nghiem-rung-len-chuong-dang-bao-dong-ve-nan-bat-coc-tre-em-1517-tre-dong-y-di-voi-nguoi-la-221391

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU