4. Bạn sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính khoảng 1-2 giờ trước khi đi ngủ
Một nghiên cứu năm 2014 trên PNAS cho thấy, sử dụng các thiết bị điện tử cầm tay phát ra ánh sáng trước khi lên giường làm thời gian để đi vào giấc ngủ dài hơn. Nó cũng trì hoãn đồng hồ sinh học, ức chế lượng hormone melatonin có vai trò thúc đẩy giấc ngủ và giảm lượng cũng như làm chậm giấc ngủ REM (được cho là tốt cho não bộ).
5. Bạn không tuân thủ một lịch trình ngủ nghỉ nhất quán
Thức giấc và đi ngủ vào cùng một điểm trong ngày giúp bạn dễ dàng để ngủ và ngủ ngon hơn.
6. Bạn mắc chứng bệnh khiến việc ngủ xuyên đêm trở nên khó khăn
Nếu bạn tiếp tục gặp vấn đề về giấc ngủ, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để xác định một số bệnh nhất định như trầm cảm, lo âu và hội chứng ngưng thở khi ngủ, vốn dẫn tới chất lượng giấc ngủ kém. Hội chứng ngưng thở khi ngủ còn làm cho nạn nhân ngủ ngáy và thức giấc liên tục trong đêm.
7. Bạn tập thể dục thể thao quá sức trước khi đi ngủ
Tập luyện giúp cơ thể thư giãn. Nhưng nếu bạn tập luyện cường độ cao 3-4 giờ trước khi lên giường, bạn có thể thấy khó ngủ. Do vận động nhiều làm tăng nhịp tim và thân nhiệt, đồng thời kích thích hệ thần kinh.
8. Bạn bị rối loạn giấc ngủ
Theo Tiến sĩ Tsang: "Những người bị rối loạn giấc ngủ kiểu này gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm và không dễ để ngủ lại, cảm thấy mệt mỏi vào hôm sau. Nếu bị mất ngủ, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc an thần trong ngắn hay dài hạn".