Không phải người nào cũng thích hợp với việc ngâm chân. (Ảnh minh họa)
- Nhiệt độ nước không được quá cao
Sự giãn nở quá mức của các mạch máu ở bàn chân khiến lượng máu trong cơ thể đổ về chi dưới nhiều hơn, có thể khiến máu cung cấp cho tim, não và thận không đủ. Nhiệt độ nước quá cao dễ làm hỏng lớp màng bã nhờn trên bề mặt da chân, khiến lớp sừng bị khô, thậm chí nứt nẻ.
- Không nên ngâm chân trong vòng 1 giờ sau bữa ăn
Vì phần lớn máu trong cơ thể đổ dồn về đường tiêu hóa sau khi ăn no, nếu bạn ngâm chân ngay lúc này, máu vốn cần đến hệ tiêu hóa sẽ dồn xuống chi dưới, từ đó làm giảm lượng máu cung cấp cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.
- Trẻ em dưới 3 tuổi không nên ngâm chân
Vì vòm bàn chân bắt đầu hình thành từ khi còn nhỏ, nếu trẻ thường xuyên ngâm mình trong nước nóng, các dây chằng ở lòng bàn chân sẽ lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì vòm bàn chân, dễ dẫn đến bàn chân bị bẹt.
Bác sĩ Wang Yangui nhắc nhở rằng, cần chú ý một số chi tiết khi ngâm chân. Chẳng hạn như dùng xô gỗ có đáy sâu và rộng hơn để kê chân thoải mái, hoặc dùng dụng cụ ngâm chân massage hoàn toàn tự động, nên ngâm chân từ 9 đến 10 giờ tối là thời điểm lý tưởng nhất trước khi đi ngủ. Nhiệt độ nên duy trì 38-42 độ C, nước ngâm nên đổ ngập cổ chân, thời gian ngâm không quá lâu, 20 phút thích hợp, có thể kết hợp thêm xoa bóp hoặc chà xát bàn chân khi ngâm.
Theo Jiankang