Rót ra ly và thưởng thức.
Công thức sinh tố củ dền rất dễ thực hiện. Bạn có thể làm sinh tố này bất cứ lúc nào.
Chúc bạn thành công với cách làm sinh tố củ dền này nhé!
Tác dụng của củ dền đỏ với sức khỏe
Củ dền đỏ được biết đến là một trong số ít thực phẩm chứa betalain - một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng làm giảm viêm và bảo vệ cơ thể chống lại ung thư.
Củ dền rất giàu folate (vitamin B9) giúp tế bào cơ thể phát triển và hoạt động tốt hơn. Folate hỗ trợ kiểm soát tổn thương các mạch máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Củ dền tươi có chứa hàm lượng nitrat cao, được chuyển hóa thành oxit nitric trong cơ thể. Chất này làm giảm huyết áp bằng cách làm cho các mạch máu giãn nở và mở rộng.
Nguồn chất xơ dồi dào trong củ dền sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong đường ruột. Thêm vào đó, chất xơ giúp giảm nguy cơ táo bón.
Đặc biệt, củ dền cũng chứa một số hợp chất có đặc tính chống ung thư như betaine, axit ferulic, rutin, kaempferol và axit caffeic. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nồng độ betaine trong máu cao có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển ung thư.
Tuy nhiên, củ dền cũng có chứa nhiều oxalat, có thể dẫn tới sỏi thận. Những người bị sỏi thận, hoặc bệnh liên quan đến thận nên tránh ăn củ dền, củ cải đường hoặc lắng nghe ý kiến của chuyên gia để tìm định lượng sử dụng phù hợp với thực trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, oxalat cũng góp phần gây ra bệnh gút. Cho nên hãy hạn chế củ dền trong khẩu phần ăn uống nếu bạn có nguy cơ bị gút.