2. Hiểu được điều gì “kích hoạt” mình
Khi bạn bắt đầu chấp nhận mặt tối của mình, hãy cố gắng tìm ra điều gì đã kích hoạt những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của bạn. Đầu tư thời gian để suy ngẫm về mặt tối của mình, tại sao nó lại xuất hiện vào những thời điểm cụ thể, những tình huống nào kích hoạt nó, nó được kích hoạt bởi những người hay trải nghiệm cụ thể nào hay không? Cố gắng quan sát và tìm ra những khuôn mẫu lặp đi lặp lại và sự giống nhau trong những trải nghiệm dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và hành vi độc hại của bạn.
Hãy tự hỏi tại sao bạn hành động ích kỷ trong một số tình huống nhất định, là hành vi được kích hoạt bởi sự bất an và sợ hãi, hay lo lắng khiến bạn thận trọng quá mức, hoặc có thể do bạn rất nhạy cảm và thiếu cảm giác an toàn. Suy nghĩ về những câu hỏi này sẽ giúp bạn soi sáng mặt tối của mình và giúp bạn tìm ra câu trả lời để quản lý tốt hơn các phản ứng của mình trước các yếu tố kích hoạt bạn.
Việc xác định được các yếu tố kích hoạt mặt tối của bạn cũng sẽ giúp cải thiện giao tiếp của bạn với bạn bè, gia đình hoặc bất kì ai khác có thể bị ảnh hưởng bởi các phản ứng tiêu cực của bạn.
3. Thực hành chánh niệm
Chấp nhận mặt tối của bạn và xác định các yếu tố kích hoạt có thể giúp bạn phát triển nhận thức tốt hơn về bản thân, từ đó có thể dẫn đến khả năng tự kiểm soát và chữa lành bản thân mạnh mẽ hơn. Điều này có thể trao quyền cho bạn trở thành chính mình và hành động phù hợp. Hơn nữa, nó cũng giúp giảm bớt ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài, tình huống và con người đối với suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và hành động của bạn.
Thực hành chánh niệm có thể là một cách hiệu quả để rèn luyện tâm trí của chúng ta, giúp xác định những suy nghĩ tiêu cực khi chúng nảy sinh và tìm ra các cách đối phó lành mạnh để vượt qua những tình huống khó khăn. Thực hành chánh niệm, lòng biết ơn và lòng trắc ẩn có thể giúp chúng ta chống lại những suy nghĩ tiêu cực tấn công chúng ta suốt cả ngày.
Thực hành chánh niệm thông qua thiền định cho phép bạn tập trung sự chú ý vào thời điểm hiện tại. Mặc dù điều này đòi hỏi một chút thời gian và nỗ lực, nhưng nó có thể giúp giảm bớt những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, đồng thời thúc đẩy những cảm xúc tích cực như lòng biết ơn và sự hài lòng.
Chánh niệm cho phép chúng ta tách mình ta khỏi cái bóng của bản thân, tập trung vào những điều tích cực và quản lý tốt hơn mặt tối cũng như những thôi thúc, ham muốn, suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.
4. Nói chuyện với ai đó
Nói chuyện với một người gần gũi và đáng tin cậy về mặt tối của bạn khiến bạn cảm thấy như thế nào. Họ có thể giúp bạn có được góc nhìn mới và cách tiếp cận mới với cuộc sống.
5. Yêu bản thân
Yêu lấy chính mình, đối xử với chính mình bằng lòng tốt và lòng trắc ẩn. Hãy nhẹ nhàng với mặt tối của bạn và đối xử với nó một cách yêu thương, thay vì quan sát nó với sự sợ hãi.
6. Xem đó là cơ hội để phát triển
Nếu bạn muốn quản lý mặt tối của mình, hãy xem nó như một trải nghiệm có thể dạy cho bạn những bài học quý giá về bản thân và giúp bạn trưởng thành hơn. Nó không nhất thiết phải là một trải nghiệm tiêu cực.
7. Không sợ hãi
Khi mặt tối của bạn bắt đầu xâm chiếm bạn, hãy tạm dừng và hít thở. Hãy để bản thân trải nghiệm những suy nghĩ và cảm xúc khó khăn khi đó xuất hiện và chấp nhận những điều đó thay vì từ chối nó. Khám phá những cảm xúc đó như một phần của quá trình chữa lành, thay vì cố gắng kìm nén nó.
8. Không quá coi trọng
Đừng quá chú ý đến mặt tối của bạn và tránh coi nó quá nghiêm trọng. Hãy xem nó như một phần tự nhiên khác của bạn. Sở hữu nó, thay vì xấu hổ về nó sẽ giúp bạn quản lý nó tốt hơn.
9. Khám phá những khía cạnh mà bạn luôn che giấu và kìm nén
Khám phá những tổn thương trong quá khứ hoặc những khía cạnh trong tính cách mà bạn cho là không mong muốn có thể khiến suy nghĩ và những nhu cầu chưa được đáp ứng của bạn trở nên rõ ràng, cũng như giúp ích cho sự phát triển cá nhân.
10. Tham khảo ý kiến của tư vấn sức khỏe tinh thần
Trò chuyện với chuyên viên tư vấn tâm lý cũng có thể giúp bạn giải quyết mặt tối của mình. Chuyên gia sức khỏe tinh thần có thể giúp bạn đối mặt với những trải nghiệm bị ngược đãi và tổn thương trong quá khứ.