Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và ổn định hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. Trung bình một ngày, trẻ bé sơ sinh ăn, khóc và đi vệ sinh khoảng 4 giờ, còn lại 20 giờ dành cho thời gian ngủ.
Nếu trẻ không đảm bảo ngủ đủ thời gian sẽ trở lên khó chịu, kém ăn, tăng cân và giảm khả năng miễn dịch, thậm chí thường xuyên bị bệnh. Tuy nhiên, để duy trì một giấc ngủ ngon cho trẻ là điều không hề đơn giản. Nhiều chị em lần đầu làm mẹ không hề biết cho con nằm ngửa, sấp hay nghiêng là đúng cách.
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng?
Các thống kê gần đây về tư thế ngủ của trẻ, có 50% cha mẹ để bé nằm nghiêng. Các chuyên gia cũng nhận định rằng đây là tư thế nằm ngủ tốt vì giúp bé hô hấp thuận tiện và có thể để thân thể co tự nhiên.
Cụ thể, khi nằm nghiêng tim của trẻ sẽ không bị chịu áp lực của cơ thể. Đồng thời tư thế này cũng giúp giảm nguy cơ trẻ bị sặc sữa, hệ tiêu hóa nhờ vậy cũng phát triển tốt hơn.
Tư thế nằm nghiêng cũng hạn chế tình trạng bẹp đầu, giúp giữ hình dáng đầu tròn hơn. Đương nhiên mẹ phải cho bé nằm nghiên đều đặn cả bên trái và bên phải.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, tư thế này vẫn không phải là an toàn nhất, vẫn có những nguy cơ:
- - Nằm nghiêng một bên quá lâu sẽ ảnh hưởng xấu và tạo áp lực lên một bên mặt, bụng, vai, tay, tim và có nguy cơ bẹp đầu bên trái.
- - Khi nằm nghiêng trẻ sẽ khó cử động, khó cựa mình, dễ bị tê và mệt mỏi khi thức dậy.
- - Một số trẻ từ 2 tháng tuổi trở đi đang tập lẫy có nguy cơ từ nằm nghiêng sang nằm úp. Nếu mẹ không kịp thời lật trẻ trở lại có thế nguy hiểm tính mạng
- - Khi cho trẻ nằm tư thế này mẹ cần hết sức lưu ý đến trẻ để phòng sự cố ngoài ý muốn.
Cách đặt trẻ:
- Cho trẻ nằm nghiêng toàn thân về một bên, cuốn ổ đến ngực trẻ hai tay, chân ôm sát ổ cuốn.
- - Nên chèn thêm chăn gối để cố định phía sau lưng, để trẻ duy trì được tư thế ngủ này.
- - Cần đặt tay trẻ ở trước mặt khi nằm nghiêng để trẻ không thể trở mình và thành tư thế nằm sấp.
- - Không để nhiều đồ đạc, vật dụng xung quanh trẻ vì có thể ảnh hưởng tính mạng của trẻ.
Cho trẻ sơ sinh nằm sấp thì sao?
Ưu điểm có thể kể đến là tư thế này mang đến cảm giác an toàn vì trong bụng mẹ bé cũng ngủ với tư thế tương tự.
- - Dễ nghẹt thở
- - Đầu trẻ khá to, lực ở cổ không đủ, khi lật dễ bị gối, khăn chặn lại gây ra nghẹt thở
- - Không dễ tản nhiệt
- - Phần bụng gắn chặt với nệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, dịch hồ hôi không kịp thời tản ra, gây ra chàm cho trẻ.
- - Tư thế nằm sấp khi ngủ trong một thời gian dài khiến xương mặt dễ bị biến dạng ảnh hưởng đến thẩm mỹ do xương mặt và vòm họng của chúng chưa phát triển đầy đủ.
Cách đặt trẻ:
- Đặt trẻ nằm sấp trên khăn bông mềm dày khoảng 4cm dài 23 x 15cm hoặc 25 x 15cm sao cho bàn tay em trẻ ôm vào khăn bông một cách thoải mái, không để hông và đùi gấp quá 90 độ.
- Nên đảm bảo bé không đói hay quá mệt. Nếu bé vừa ăn xong thì hãy đợi khoảng 1 tiếng sau đó rồi hạy cho bé tập để tránh trường hợp bé bị nôn ói.
Tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh tốt nhất – Nằm ngửa
Để ngăn ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh, nằm ngửa được cho là tư thế ngủ tốt nhất.
Nghiên cứu gần đây được CNN đăng tải, khuyến cáo về tư thế ngủ tốt nhất đối với trẻ sơ sinh là nằm ngửa. Theo nghiên cứu đã khảo sát 3.297 người mẹ thì 77,3% cho biết họ thật sự không thường xuyên để trẻ nằm ngủ đúng tư thế này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), việc đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ không chỉ giảm nguy cơ bị hội chứng đột tử (SIDS) mà còn làm giảm nguy cơ tử vong vì các bệnh khác liên quan đến ngủ chẳng hạn như chết do nghẹt thở.
Ảnh minh họa |
Đây được coi là tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh tốt nhất với các ưu điểm:
- - Giúp trẻ toàn thân thư giãn, thả lỏng, tạo cảm giác thoải mái.
- - Tạo cảm giác an toàn khi nằm ngửa mũi miệng của trẻ không gặp các chướng ngại vật cản trở đến quá trình hô hấp.
- - Không gây áp lực cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày, đường ruột và bàng quang.
- - Thuận tiện chăm sóc
Nhược điểm của tư thế này là:
- - Nằm ngửa nhiều sẽ khiến đầu trẻ dễ bị bẹp.
- - Ở tư thế này, độ an toàn cho sức khoẻ của trẻ cao, nhưng khi nằm ngửa không có vật gì chặn nên trẻ sẽ cảm thấy không có chỗ dựa
Cách đặt trẻ:
- - Hai tay mở ngang, cẳng tay và bàn tay hướng lên trên đầu, cuộn một chiếc khăn tắm lớn tạo thành ổ cuốn, gấp khăn mỏng làm gối đặt dưới vai trẻ (không đặt ở đầu) để đường thở của trẻ được thẳng.
- - Đặt trẻ vào ổ sao cho ổ cuốn ôm sát vào trẻ, đặt chân của trẻ gập sát thân mình và bàn chân của trẻ chạm vào mặt trong của vòng khăn, tay trẻ đặt ở giữa ngực và gần với mặt như nằm trong bụng mẹ.
Mẹ cần chú ý gì về tư thế khi cho trẻ ngủ?
- - Trẻ sơ sinh chưa tự thay đổi tư thế được ta cần giúp trẻ thay đổi tư thế tạo cảm giác thoải mái, an toàn cho trẻ.
- - Thay đổi tư thế và đặt nằm tư thế đúng sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển hình dáng trẻ sau này.
- - Trẻ đang điều trị tại các khoa hồi sức thay đổi tư thế giúp trẻ tránh ứ đọng dịch tiết, tì đè, hăm loét…góp phần không nhỏ trong sự tiến triển của người bệnh.
- - Thời gian thay đổi tư thế tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh.
- Link bài gốc:- https://www.lamchame.com/forum/threads/nam-ngua-nam-sap-hay-nam-nghieng-dau-moi-la-tu-the-ngu-chuan-va-an-toan-nhat-cho-be-yeu.2477357/
Theo Thành viên diễn đàn lamchame.com tổng hợp