Ảnh minh họa.
Mỗi đứa trẻ phải học cách điều chỉnh hành vi cơ bản của mình để phù hợp với tình huống ban đầu mà chúng gặp phải. Những điều chỉnh này giống như hạt nhân mà xung quanh nó hình thành và phát triển tất cả các hành vi tiếp theo. Tất nhiên, những trải nghiệm ban đầu này định hình nên những nét thô sơ của nhân cách trẻ.
Khi lòng tự trọng của trẻ bị kích thích ở một mức độ nhất định, việc tự hủy hoại bản thân sẽ trở thành một phương thức bảo vệ bản thân khác. Đó là một chiến lược học được từ kinh nghiệm trong quá khứ.
Những đứa trẻ từ bỏ việc phản bác đáng lo ngại hơn rất nhiều với những đứa trẻ phản bác quyết liệt.
Sự khắc nghiệt, định kiến và kỳ vọng vô lý của cha mẹ có thể khiến trẻ hình thành sự chống lại bản thân từ sâu trong tâm hồn, khiến trẻ trở nên "tự bạo" (thiếu ý chí tiến thủ, tự thụt lùi, tự đầu hàng, tự buông mình vào tuyệt vọng).
Trẻ thực sự biết cha mẹ muốn gì và mong đợi điều gì. Nếu trẻ không làm theo ý của cha mẹ thì sẽ rắc rối, vậy nên trẻ chọn cách dễ nhất là đồng ý ngoài mặt, nhưng trong lòng lại "nổi sóng".
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy con bạn đang có cảm giác "tự bạo", như việc thường cảm thấy bản thân không xứng đáng; luôn nghĩ đến những điều tiêu cực; hay phủ nhận bản thân; cho rằng bản thân không có gì nổi trội bằng người khác...
Một cô gái từ nhỏ thường bị mẹ chê: "Sao con lùn thế nhỉ, cả nhà ai cũng cao. Con chẳng thừa hưởng gien của bố mẹ", "Sao con lại làm cái này như thế", "Con phải làm như này chứ",... Đứa trẻ có xu hướng tin bất cứ điều gì cha mẹ nói, và dần dần cô gái chấp nhận sự thật rằng mình kỳ lạ!
Dù làm gì đi nữa, cô gái vẫn rụt rè và cảm thấy có điều gì đó thực sự không ổn với mình. Ngay cả khi trưởng thành, cô bị mắc kẹt bởi tâm lý khó chịu, luôn sợ hãi người khác cười nhạo mình.
Trẻ có thể chọn cách không phản bác lại những lời chê trách của cha mẹ, nhưng không có nghĩa là những trận đòn và tổn thương đó sẽ biến mất. Những bóng đen này có thể sẽ tiếp tục trong suốt nhiều năm, mãi mãi cố định trong cuộc đời của đứa trẻ.