Ông Karl Wiggins là một trong những người đột tử có cơ hội sống lại lần 2. Trái tim ông đã ngừng đập khi ông đang lái xe. May mắn là ông được 1 người dân thực hiện ép tim ngoài lồng ngực cho đến khi nhân viên cấp cứu đến. Ông tiếp tục được các bác sĩ khởi động lại trái tim nhiều lần. Qua thăm khám và các xét nghiệm, chụp chiếu các bác sĩ khẳng định Karl đã mắc hội chứng đột tử. Tức là một rối loạn tim đã khiến tim ngừng đập và khả năng gây chết người là cao. "Tim là khối cơ co bóp theo từng nhịp, và sự co bóp này được điều khiển bởi tín hiệu điện", BS. Elayi - người trực tiếp điều trị cho Karrl nói. “Trong hội chứng Brugada, một trong những kênh tín hiệu điện của tim - kênh dẫn natri và canxi - bị bất thường, có thể tạo ra những đường truyền ngắn và nhịp bất thường.”
May mắn là chứng đột tử này rất hiếm gặp trên thế giới. Tỷ lệ chỉ là 5 / 10.000 người, bệnh thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới với tỷ lệ là 10/ 1. Và hội chứng này có tính di truyền cao. Các bác sĩ đã xác định được một đột biến gen có liên quan đến nhịp tim bất thường trong hội chứng này. Vì thế nếu trong gia đình bạn có người đã từng mắc bệnh này thì khả năng cao bạn cũng mang mầm bệnh. Căn bệnh này có thể phát tác ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Tim có thể ngừng đập khi bạn đang làm việc nặng nhọc, đang tập trung lái xe trên đường, cũng có khi là bạn đang thư giãn hoặc đang ngủ. Bởi vậy các bác sĩ khẳng định dù hiếm gặp nhưng nó thật sự rất nguy hiểm.
Đột tử là hội chứng hiếm gặp nhưng nếu được sơ cứu kịp thời thì có thể sống lại |
Những người mắc hội chứng đột tử chỉ được chẩn đoán khi họ đột ngột bị ngừng tim, thường là quá muộn để cứu sống. Tình trạng này chỉ có thể được xác định bằng điện tâm đồ, thường chỉ được thực hiện khi người bệnh bị tim đập nhanh, khó thở, hoặc các triệu chứng khác của rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, nếu được sơ cứu kịp thời và đưa đến bệnh viện để các bác sĩ thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thì khả năng cao tim có thể đập trở lại. Khi đã cứu sống được bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cấy một máy khử rung tim nhỏ vào ngực của bệnh nhân. Thiết bị có thể gây sốc tim để tim đập lại nếu một cơn tương tự xảy ra trong tương lai. Điều này giúp cho những người mang trong mình căn bệnh đột tử như Karl có thể lạc quan về cuộc sống của mình. Họ vẫn có thể làm mọi việc, khỏe mạnh và đối diện với căn bệnh này bằng tất cả sự bình tĩnh của mình. Bởi dù không có thuốc nào để chữa khỏi nhưng khi trái tim ngừng đập, nếu biết cách sơ cứu thì nó có thể hồi sinh.
Theo Dantri.com.vn