Bạn bị thay đổi về tâm trạng thường xuyên: Đường được cơ thể hấp thu rất nhanh và nó làm tăng lượng đường trong máu. Theo các nghiên cứu, những người có hàm lượng đường huyết cao hay lo lắng, cáu gắt hơn và có xu hướng mắc chứng trầm cảm.
Bạn luôn thèm đường: Đường cũng như một gây nghiện cho bạn. Khi bạn tiêu thụ đường, nó kích hoạt sự giải phóng một hormone kích thích gọi là dopamine. Vô tình, bạn có cảm giác “nghiện” nó, và bạn thèm ngay cả khi bạn không cảm thấy đói.
Các vấn đề về da: Khả năng sản xuất collagen ảnh hướng đến da rất nhiều. Mức độ đường trong cơ thể cao hơn có thể làm cho các tế bào collagen kém hoạt động hơn. Do đó, nó có thể làm cứng của các mô da. Khi da của bạn mất độ đàn hồi, nếp nhăn và các vấn đề khác xuất hiện trên bề mặt da.
Bạn thường xuyên nhức đầu và đau nửa đầu: Khi bạn ăn quá nhiều đường thường xuyên, cơ thể bạn bắt đầu phụ thuộc vào lượng năng lượng mà đường mang lại để hoạt động cả ngày. Và điều này có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu và nhức đầu thường xuyên vì mỗi lần lượng đường trong máu giảm sau khi tăng đột ngột. Khi đó bạn rất dễ rơi vào trạng thái hạ đường huyết.
Nếu bạn tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh, nhưng vẫn không giảm cân, bạn có lẽ đang ăn quá nhiều thứ có đường, bao gồm cả trái cây có nhiều đường tự nhiên. Khi bạn ăn quá nhiều đường, cơ thể bạn không sử dụng năng lượng được tích trữ trong chất béo để bổ sung cho các hoạt động hằng ngày, giúp ngăn ngừa sự mất cân bằng.
Mất cân bằng hormon: Các rối loạn nội tiết có liên quan đến việc ăn nhiều đường và căng thẳng. Do vậy, nếu bạn đang trong giai đoạn thay đổi tâm trạng thường xuyên hoặc đã được chẩn đoán mắc hội chứng buồng trứng đa nang thì chắc chắn là do bạn ăn quá nhiều đường.
Trong nghiên cứu trên tạp chí Neuroscience, một chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt đã dẫn đến suy giảm chức năng não chỉ trong 2 tháng. Nói cách khác, đường làm cho não của bạn mù mờ như bị phủ một lớp “sương mù”.
Theo Tri Thức Trẻ