Ảnh minh họa
Vậy làm thế nào để có thể trở thành học sinh giỏi? Chuyên gia cho rằng, nếu trẻ làm được ba việc này trước khi đi ngủ thì cơ hội dẫn đầu sẽ tăng lên rất nhiều.
Điều đầu tiên: Xoa dịu cảm xúc trước khi đi ngủ
Ngủ là một hành vi sinh lý quan trọng. Nếu trẻ duy trì tâm trạng tích cực khi đi ngủ thì cơ thể có thể phục hồi tốt hơn. Nhưng nếu trẻ ngủ quên với những cảm xúc tiêu cực thì chất lượng giấc ngủ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, trước khi trẻ đi ngủ, bạn phải để trẻ xoa dịu cảm xúc theo cách riêng của mình và tạo cho trẻ tâm trạng vui vẻ.
Điều cần lưu ý ở đây là trẻ phải được phép sử dụng những phương pháp của riêng mình, bởi chỉ có trẻ mới hiểu cách để giải tỏa tâm trạng bản thân một cách hiệu quả.
Tiến sĩ Marc Milstein, chuyên gia Sức khỏe não bộ thuộc Chương trình chăm sóc sức khỏe ở thành phố Los Angeles, bang California gợi ý, để tăng cường trí nhớ, tăng cường giấc ngủ, nên: Giữ một lịch đi ngủ và thức dậy nhất quán; Tắt các thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ; Thực hiện các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ, như nghe nhạc nhẹ hoặc tập thở có chánh niệm; Hãy ra ngoài và tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên ngay sau khi thức dậy.
Việc thứ hai: Ôn lại kiến thức đã học ngày hôm đó
Trước khi đi ngủ, trẻ nên hình thành thói quen xem lại những gì đã học trong ngày. Có thể là xem sách giáo khoa và ghi chú hoặc nhớ lại những kiến thức hôm nay trong đầu, tìm ra điểm chưa thành thạo rồi tiến hành ôn tập có mục tiêu,...
Ví dụ trẻ ngủ lúc 9h30 thì lên giường 9 giờ. Phòng ngủ chỉ nên để ánh sáng lờ mờ, giúp tiềm thức không bị động. Học sinh bắt đầu hệ thống lại bài, từng môn, từng phần, thật chắc chắn nếu có chỗ nào quên sót cần có đèn bấm, lôi ngay mẫu giấy đã ghi ra xem lại cho chính xác. Lần lượt như vậy cho đến hết các môn bài, cho đến lúc thiếp đi. Trong giấc ngủ trẻ sẽ không quên các điều đã học khắc sâu và khó mà xóa nổi.
Cha mẹ cũng có thể đồng hành cùng trẻ. Ví dụ, để trẻ đóng vai giáo viên "dạy" cha mẹ những gì đã học ngày hôm đó. Hành vi này tương tự như phương pháp học Feynman, có thể cải thiện hiệu quả kết quả ôn tập của trẻ mà không gây ra tâm lý áp lực.
Điều thứ ba: Đọc sách trước khi đi ngủ
Khi đến giờ đi ngủ, bạn cũng có thể cho trẻ hình thành thói quen đọc sách. Điều này có thể giúp trẻ tích lũy kiến thức, nâng cao khả năng viết, diễn đạt, đọc và các khả năng khác. Đọc bài học của ngày hôm sau trong giáo khoa có thể giúp trẻ nắm vững các điểm kiến thức và cải thiện kết quả học tập.
Việc một đứa trẻ có thể trở thành "học bá" hay không chắc chắn có liên quan đến IQ, nhưng điều quan trọng nhất là thái độ và phương pháp học tập. Nếu cha mẹ có thể cho con làm những điều này trước khi đi ngủ, tin rằng đứa trẻ có thể cải thiện điểm số và có con đường học hành tươi sáng hơn.