Một người ăn xin tàn phế trên đường phố.
Theo Mirror Foundation, một tổ chức từ thiện của Thái Lan chia sẻ, có ít nhất 1000 trẻ em bị chăn dắt ăn xin tại Thái Lan và phần lớn đến từ Campuchia. Những đứa trẻ như Longdy Chap thường xuyên xuất hiện tại cầu vượt dành cho người đi bộ và những con phố mua sắm sầm uất ở thủ đô Bangkok và các thành phố khác của Thái Lan.
Longdy Chap kể lại, nếu một ngày không xin đủ tiền quy định, cậu sẽ bị bỏ đói. Mặc dù chúng nói tất cả số tiền cậu xin được đều gửi về gia đình ở Campuchia nhưng trên thực tế chỉ nhận được 1/3 số tiền đó.
Chăn dắt trẻ em vẫn là một vấn đề nhức nhối của cộng đồng và xã hội
Trên thực tế, vấn nạn này vẫn đang hoành hành tại các nước đã và đang phát triển trên thế giới. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến những chuẩn mực đạo đức và nhân cách con người mà còn làm xấu đi hình ảnh của những thành phố văn minh, hiện đại. Sau tất cả, nạn nhân của vấn nạn này chính là những đứa trẻ bị đánh cắp tuổi thơ, bị hành hạ một cách đau đớn, bị mất đi nhân quyền và phải sống đau khổ đến suốt cuộc đời.
Hiện tại, vấn nạn này cũng đang được các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đang đấu tranh để ngăn chặn và phòng chống nạn chăn dắt trẻ em. Trong đó, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (20/2/1990).
Nguồn: Tân Hoa Xã, Zhihu, QQ News, SCMP