Trên thế giới , mỗi ngày có 330 trường hợp tử vong vì sởi, trong đó có 90 % là trẻ em dưới 5 tuổi, con số do Tổ chức Y tế thế giới công bố đã cho thấy mức nguy hiểm của căn bệnh này. Tại Việt Nam, dịch sởi bùng phát với dấu ấn là năm 2014 với hơn 15 nghìn ca bệnh, đã có 147 trường hợp tử vong.
Có 1 thực tế là các cha mẹ không nên chủ quan vì trẻ em khi mắc bệnh sởi mà không được kịp thời điều trị với phác đồ phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não, dễ dẫn đến tử vong. Phụ nữ đang mang thai mà bị sởi thì nguy cơ thai chết lưu, dị tật hoặc nhẹ cân là hoàn toàn có thể xảy ra. Biểu hiện của bệnh sởi và rubella đều có những dấu hiệu ban đầu giống với nhiều bệnh khác ở trẻ nên thường ít phát hiện ở giai đoạn sớm.
Từ ngày 26/11/2018 Hà Nội sẽ triển khai tiêm bổ sung sởi - rubella cho trẻ em dưới 5 tuổi |
Để ngăn chặn dịch bệnh hiện chỉ có 1 cách duy nhất là tiêm phòng. Các bác sĩ khuyến cáo, việc tiêm phòng cũng chỉ bảo vệ được nguy cơ không bị lây nhiễm từ 80 => 85 % đối với bé tiêm 1 mũi. Nếu có tiên nhắc lại mũi thứ 2 thì con số có thể lên đến 95 %. Theo thống kê Hà Nội sẽ có khoảng 680 nghìn trẻ được tiêm trong đợt bổ sung – mở rộng này.
Đợt tiêm bổ sung mở rộng với quy mô toàn thành phố này của Hà Nội sẽ được chia làm 3 đợt. Trong đó, đợt 1 sẽ được tổ chức tiêm tại tất cả các trường học mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ đóng trên địa bàn, bắt đầu từ ngày 26-11-2018.
Đợt 2, Trung tâm y tế dự phòng sẽ tổ chức tiêm tại các trạm y tế cho trẻ chưa đi học sống trên địa bàn và tiêm vét cho trẻ đi học nhưng chưa được tiêm trước đó.
Đợt đợt 3 sẽ là những đợt tiêm vét cuối cùng từ ngày 12-12-2018.
Các bậc phụ huynh không nên chủ quan nghĩ rằng con mình không cần thiết tiêm phòng sởi hay rubellla vì bé có thể sẽ bị truyền bệnh thông qua nhiều con đường. Hãy sắp xếp thời gian để đưa con em mình tới các địa điểm tiêm trong 3 đợt trên để con có sức đề kháng tốt nhất phòng dịch bệnh.
Theo sohuutritue.net.vn