Thân tôm bơm tạp chất thường mập mạp, căng bóng bất thường.
- Mặt sau của tôm bơm tạp chất: Chân tôm thường nhợt nhạt, kém tươi, trong khi tôm sạch, không bơm tạp chất có màu sắc tươi tắn hơn.
- Đầu tôm: Tôm bơm tạp chất thường bị phù đầu, gai vểnh lên bất thường, trong khi tôm sạch có hình dạng đầu bình thường. Đặc biệt đầu và thân tôm bơm tạp chất có sự liên kết lỏng lẻo hơn vì thường sẽ được bơm tạp chất vào khúc nối thân và đầu này.
- Khi nấu ăn: Tôm bơm tạp chất thường ra nhiều nước, thịt tôm teo lại rõ rệt trong quá trình nấu nướng. Khi ăn, thịt tôm bơm tạp chất thường bở, có vị nhạt hơn bình thường. Nếu tôm bị bơm thạch rau câu, khi nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.
Chuyên gia lưu ý, chúng ta nên chọn những loại tôm tươi sống, tôm còn nhảy tanh tách khi mua hàng. Bạn cũng có thể chọn tôm nhỏ để ăn thay vì tôm to vì hầu như tôm nhỏ không thể bơm tạp chất được. Đối với những loại tôm đông lạnh nhất định phải quan sát kỹ các chi tiết như đầu, thân, đuôi tôm. Khi mua tôm nên kéo phần thân và phần đầu tôm ra để xem mức độ kéo giãn và xác định chính xác tôm có bơm tạp chất hay không. Nếu khớp nối chắc chắn thì là tôm không bơm tạp chất và ngược lại.