Nhà văn Bùi Ngọc Phúc.
2. Khác với các môn thi bằng hình thức trắc nghiệm, môn Ngữ văn là môn thi tự luận, điều đó bắt buộc học sinh phải viết đủ ý, đúng trọng tâm. Nghe qua thì đơn giản, nhưng văn nói và văn viết khác xa nhau, thực tế có em nói năng lưu loát, có tài hùng biện thuyết phục người nghe, tuy nhiên khi cầm bút viết lại không được nổi một trang giấy.
Điều này chỉ có thể khắc phục được nếu học sinh chăm đọc sách, chăm viết và luyện viết một cách chỉn chu nhất có thể. Kinh nghiệm của những bạn được điểm cao môn thi Ngữ văn vào 10 của những năm trước, đó là các em luôn soạn bài trước để theo kịp với bài giảng trên lớp. Các em sẽ đánh dấu những phần chưa hiểu để nhờ cô giảng giải. Nếu học sinh chỉ học thụ động, chắc chắn cô giảng bài xong cũng là lúc các em quên gần hết.
3. Một bài Ngữ Văn được điểm cao: Trước khi viết hay, yêu cầu bắt buộc là học sinh phải viết đúng chính tả, nếu không việc mất điểm là điều đương nhiên. Chỉ khi học sinh sử dụng thành thạo ngôn ngữ, viết một bài Ngữ Văn chuẩn về ngữ pháp, đúng về chính tả thì các em sẽ biết cách giành được điểm cao cho môn thi này.
Thông thường cấu trúc đề thi môn Ngữ Văn điều kiện có những điều bắt buộc sau: Các em phải thuộc và phân tích một bài thơ, tìm ra biện pháp tu từ. Với tác phẩm truyện ngắn, học sinh phải viết được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thuộc và trích dẫn một đoạn tác phẩm đó để phân tích. Về điều này, hiện nay có rất nhiều tài liệu do các thầy cô hướng dẫn để luyện đề thi môn Ngữ Văn.
Muốn làm bài tốt, các em phải chịu khó đọc nhiều. Trong bài thi môn Ngữ Văn, dù là môn điều kiện nhưng nếu các em biết mở rộng vấn đề, chắc chắn bài thi sẽ đạt được cao hơn nhiều bạn khác.
4. Khác với các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hoá, nếu bị mất gốc sẽ học vô cùng vất vả, đối với môn Ngữ Văn, nếu học sinh thật sự có quyết tâm, có sự chăm chỉ đọc và viết, các em sẽ giành được điểm cao trong kì thi vào 10.