Cách phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm
1. Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng thực phẩm
Chế độ dinh dưỡng khoa học luôn là lá chắn sức khỏe cho bé hiệu quả nhất. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con. Trong đó cần những thực phẩm giàu vitamin C, B1, B12, kẽm... tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
2. Luôn khuyến khích trẻ vận động để nâng cao sức khoẻ
Với những trẻ lớn, mẹ nên khuyến khích con vận động mỗi ngày và cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thường xuyên vào buổi sáng hoặc xế chiều. Cách làm này cũng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và ít ốm hơn.
3. Giữ cơ thể luôn sạch sẽ
Trẻ thường đổ mồ hôi nhiều khi vận động, vui chơi. Trong tiết trời nồm ẩm, lượng hơi ẩm đó rất dễ ngấm ngược trở lại cơ thể bé khiến con mắc bệnh. Vì vậy mẹ nên chọn quần áo thấm hút mồ hôi tốt cho trẻ. Ngoài ra cầm chăm sóc cơ thể trẻ sạch sẽ bằng cách tắm rửa sạch sẽ cho con hàng ngày.
4. Thực hiện lối sống khoa học
Nên tập cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đúng giờ và đủ giấc. Khi trẻ ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang để phòng bệnh. Ngoài ra mẹ cần tạo môi trường sống sạch, vệ sinh nhà cửa thường xuyên. Gia đình nào có điều kiện thì cần sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo, sấy thật khô quần áo để tránh tạo điều kiện nấm mốc phát triển.
Mẹ nên đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà, không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng loại khăn cotton thấm hút nước tốt.
5. Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ
Cần giữ ấm bụng cho trẻ. Trẻ bị lạnh bụng dễ gây đau bụng, bị tiêu chảy hoặc các triệu chứng khác, hạn chế ra ngoài trời, tiếp xúc với nóng - lạnh đột ngột. Ban đêm trẻ hay ra mồ hôi, nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn khô. Nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh. Trẻ vừa ngủ dậy không nên cho trẻ ra ngoài ngay, mặc đủ áo để thích ứng với thời tiết bên ngoài.