Những điều cha mẹ cần lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi

(lamchame.vn) - Các mũi tiêm chủng được quy định dựa theo số tháng tuổi của con, vì thế ba mẹ cần chú ý cho bé đi tiêm đúng lịch.

3. Những lưu ý khi cho trẻ đi tiêm chủng

Sau khi tiêm xong, trẻ có thể gặp phải phản ứng phụ như sốt nhẹ, đau, quấy khóc, sưng nhẹ tại vị trí tiêm... sẽ tự khỏi trong vòng một vài ngày. Phụ huynh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế nếu thấy con có biểu hiện bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, bỏ bú, tím tái, khó thở...

Cần cho trẻ ở lại địa điểm tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Nếu có băn khoăn gì, bố mẹ hãy xin lời khuyên từ các y, bác sĩ có chuyên môn trước và sau khi thực hiện tiêm chủng cho bé.

4. Trường hợp trẻ không được tiêm chủng

Trẻ có tiền sử sốc phản vệ hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): Sốt cao trên 39 độ C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở cần thận trọng khi tiêm chủng.

Những trẻ bị suy giảm miễn dịch (bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng) chống chỉ định tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực.

Không tiêm vắc xin BCG cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.

Ngoài ra, các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

5. Trường hợp trẻ nên hoãn tiêm chủng

Trẻ đang ốm sốt, mắc các bệnh cấp tính hay nhiễm trùng thì nên hoãn tiêm chủng, đợi sức khỏe của các bé ổn định và thăm khám lại để quyết định.

Trẻ đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid (uống, tiêm) liều cao (tương đương prednison ≥ 2mg/kg/ngày), hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày cũng nên hoãn tiêm, nghe theo chỉ định của bác sĩ.

Cuối cùng, trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2000g nên đợi đến khi trẻ đủ kg (khoảng 4kg hoặc tùy cơ địa bé, số tháng sinh non) mới thực hiện tiêm chủng.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU