Trên thực tế, là cha mẹ, chúng ta không có yêu cầu gì nhiều đối với con cái, chỉ mong nó được khỏe mạnh và hạnh phúc. Nhưng có khi, cách nuôi dạy của chúng ta có thể tạo ra những đứa trẻ "vô ơn", ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.
Trẻ hiếu thảo hay không có thể nhìn thấy từ hành động hàng ngày. Trong hoàn cảnh bình thường, những đứa trẻ biết quan tâm đến cha mẹ sẽ có 3 tín hiệu sau đây:
01. Trẻ có khả năng suy nghĩ từ góc nhìn của người khác
Ví dụ, nếu nhìn thấy mẹ đang lau sàn nhà, trẻ sẽ không ném vỏ hạt dưa đã ăn xong xuống đất. Hoặc nếu cha mẹ ốm đau, trẻ sẽ chủ động đảm nhận việc nhà và giúp đỡ những việc mình có thể làm. Đây là vai trò thực sự của khả năng đồng cảm, biết suy nghĩ theo quan điểm của người khác.
Trong hoàn cảnh bình thường, những đứa trẻ có khả năng suy nghĩ từ góc độ của người khác như thế có lợi thế rất lớn trong việc quản lý gia đình, tình bạn, tình yêu. Tính cách này có thể giữ cho nhiều mối quan hệ thân mật đủ ổn định. Bởi chỉ khi nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu, sự bất lực, nỗi buồn của người khác, chúng ta mới có thể đồng cảm và đặt mình vào hoàn cảnh của họ.
Trong nhiều gia đình hiện nay, mọi hành động sai lầm của đứa trẻ đều dễ dàng được cha mẹ tha thứ chỉ bởi quan điểm phổ biến con nít không biết gì. Điều này khiến đứa trẻ được bao bọc quá mức, không tôn trọng lời nói của người lớn, coi những điều tốt đẹp cha mẹ dành cho mình là hiển nhiên. Cũng vì thế, dù bạn có đối xử tốt với con đi chăng nữa thì cũng sẽ khó được đáp lại. Cha mẹ bị ốm vì làm việc quá sức, con cái không hỏi thăm. Cha mẹ đi làm về muộn nhưng con không chủ động nấu cơm, vẫn mải mê chơi điện tử dù đã được nhắc nhở.
Theo các chuyên gia, những đứa trẻ có xu hướng bộc lộ và không ngại ngần giấu giếm niềm ngưỡng mộ và tình yêu thương của chúng với cha mẹ. Do đó, một khi con còn nhỏ, bạn đã cảm nhận được sự vô tâm của chúng dành cho mình thì làm sao nói đến chuyện hiếu thuận trong tương lai được.
Trước những đứa trẻ như vậy, cha mẹ nên tỉnh táo. Đừng quá yêu chiều trẻ. Hãy cho con làm việc nhiều hơn và dạy chúng lối sống tự lập. Điều này không những giúp con trưởng thành, mà còn khiến chúng thấu hiểu sự vất vả thường ngày của phụ huynh, từ đó nuôi dưỡng lòng biết ơn với người lớn.
02. Lúc nào cũng trông như một "em bé" trước mặt cha mẹ
Nhiều khi, điều quan trọng nhất để đánh giá liệu một đứa trẻ có thương cha mẹ hay không là liệu nó có thiết lập được mối quan hệ hài hòa và ổn định với họ. Điều này thể hiện ở chỗ, con cái sẽ luôn giống như những "búp bê nhỏ" trước mặt cha mẹ với một số đặc điểm rõ ràng.
Ví dụ, ở bên cha mẹ, trẻ có thể toàn tâm toàn ý thư giãn và cảm thấy thoải mái. Trẻ sẵn sàng chia sẻ mọi điều thú vị với cha mẹ, thường nói không ngừng nghỉ. Một ví dụ khác, dù con bao nhiêu tuổi, ngay cả khi vào đại học, con vẫn sẽ nhớ ngày sinh nhật của cha mẹ và sẽ nghĩ đến họ khi nhìn thấy thứ gì đó mà họ thích.
Nếu con bạn có những đặc điểm này, điều đó có thể giải thích ít nhất hai điều"
Đầu tiên, con phải lớn lên trong môi trường tôn trọng và yêu thương, phương pháp giáo dục của bạn rất tuyệt vời.
Thứ hai, con có tinh thần trách nhiệm rất cao đối với gia đình và có thể nhận được đủ cảm giác an toàn từ cha mẹ. Vì vậy, dù mai sau có bay cao hay xa, chúng cũng vẫn sẽ nhớ gia đình.
Hơn nữa, những hành vi và biểu hiện "trẻ con" mà trẻ thể hiện trước mặt cha mẹ, nói một cách thẳng thắn, đó là một cách thể hiện tình yêu sâu sắc của chúng đối với đấng sinh thành. Nếu con bạn như vậy thì xin chúc mừng, bé chắc chắn sẽ quan tâm đến bố mẹ và rất hiếu thảo.
03. Tinh thần trách nhiệm cao và dũng cảm nhận trách nhiệm
Một người kể: Có lần tôi đón con đi học về, cảnh tượng nhìn thấy ở cổng trường khiến tôi rất xúc động. Một cậu bé đang "cõng" chiếc cặp trên lưng. Người mẹ nhìn thấy con từ xa. Khi đến gần, bà đưa tay ra đỡ lấy chiếc cặp của đứa trẻ.
Tuy nhiên, cậu bé không đưa cặp sách cho mẹ mà lấy khăn giấy trong túi ra đưa cho mẹ để lau mồ hôi trên trán. Ngay sau đó, em nói: "Con lớn rồi, có thể tự xách cặp đi học. Thầy bảo con tự làm việc thì con phải tự làm". Người mẹ nghe xong lời nói của con trai, trong mắt người hiện lên vẻ ấm áp và tự hào, bà giơ ngón tay cái tán thành con mình.
Qua sự việc này, chúng ta có thể thấy cậu bé có tinh thần trách nhiệm rất cao, đồng thời cũng thấy được sự vất vả của mẹ. Một đứa trẻ có tinh thần trách nhiệm từ nhỏ thường sẽ biết ơn cha mẹ. Quan trọng hơn, chúng sẽ không coi những gì mình có là đương nhiên.
Khi lớn lên, trẻ có thể đảm nhận trách nhiệm của mình. Trách nhiệm này có thể là của cha mẹ, của một đứa trẻ, hoặc của một thành viên trong xã hội. Có được những đứa con biết gánh vác trách nhiệm là điều tự hào nhất của cha mẹ.
Một đứa trẻ sinh ra là một tờ giấy trắng, không ai định đoạt được tương lai. Nhưng sự giáo dục của gia đình có thể quyết định liệu sau này trẻ có trở thành người tốt hay không, liệu trẻ có biết yêu thương, tôn trọng và có thể đồng cảm với cha mẹ mình hay không.
Chúng ta mong muốn con cái sau này sẽ yêu thương và hiếu thảo với cha mẹ thì phải thiết lập cho trẻ những giá trị và quy tắc đúng đắn ngay từ khi còn nhỏ. Sự hiếu thảo của con cái tương lai gắn liền lời nói và hành động của cha mẹ từ hôm nay.