Đặt tất cả các loại bát đĩa rửa cùng nhau
Trong mâm cơm sẽ có nhiều loại bát đĩa khác nhau, mỗi loại sẽ bầy biện 1 món ăn khác và lượng dầu mỡ cũng như vi khuẩn bám trên bề mặt cũng khác nhau. Nếu bạn để tất cả chúng vào rửa cùng nhau thì sẽ làm lây nhiễm chéo, khiến bát càng bẩn hơn. Tốt nhất là bạn hãy phân loại bát đĩa từng loại rồi tiến hành rửa bát đựng thức ăn chín trước trước, bát đĩa đựng thịt sống rửa sau như vậy sẽ tránh được tình trạng lây nhiễm vi khuẩn lẫn nhau.
Ngâm bát đĩa trong thời gian dài
Nhiều người nghĩ rằng việc ngâm bát đĩa trong nước trước khi rửa sẽ giúp những mảng bám dễ làm sạch hơn nhưng thực ra hành động này đang nuôi dưỡng một ổ vi khuẩn. Bát đĩa để càng lâu càng khó rửa, càng sinh ra những loại vi khuẩn cứng đầu hơn. Vì thế hãy làm sạch ngay sau khi ăn, đừng ngại phải rửa nhiều lần bởi mục đích cuối cùng của việc rửa bát vẫn là làm sạch và giữ vệ sinh chung.
Bát đĩa sau khi ăn phải rửa bằng dung dịch tẩy rửa
Sự lạm dụng chấy tẩy rửa chưa bao giờ là tốt bởi trong hóa chất luôn có những hoạt chất không tốt cho sức khỏe. Bạn có thể rửa bằng nước nóng, bằng nước vo gạo hoặc các loại nước bào chế từ thảo dược. Còn khi dùng dung dịch rửa chén đĩa, tốt nhất nên tráng bát đĩa nhiều lần dưới vòi nước để làm sạch hoàn toàn.
Những lỗi nhỏ trong rửa bát sẽ khiến bạn càng rửa càng bẩn |
Miếng rửa bát dùng lâu không thay
Miếng rửa bát dù thường xuyên được tiếp xúc với nước và hóa chất tẩy rửa thì chúng vẫn ẩn chứa lượng vi khuẩn cao, bao gồm 19 loại vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Candida albicans và Salmonella. Những vi khuẩn này sẽ lây ngược lại vào bát đĩa vì thế hãy thay miếng rửa bát thường xuyên và nhớ phơi khô sau mỗi lần sử dụng. Không chờ bát đũa khô đã cất
Việc rửa bát xong đã úp luôn vào tủ kín là điều không nên bởi khi còn nước còn ẩm thì sẽ còn tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây bệnh mạnh mẽ hơn. Vì vậy hãy làm sạch xong rồi làm khô rồi mới tiến hành úp để tránh nấm mốc nhé.
Theo sohuutritue.net.vn