Một số cha mẹ không quá chú trọng đến giờ giấc ăn uống, họ ít khi ăn đúng giờ, bỏ bữa sáng chỉ để ngủ hoặc ăn khuya quá nhiều, trẻ cũng dần bắt chước thói quen này.
Khi ăn quá no hoặc quá đói sẽ rất dễ làm tổn thương dạ dày, nhất là vào buổi sáng, khi không có thức ăn, dạ dày sẽ tiết ra nhiều axit dịch vị và pepsin, dễ ăn mòn lớp niêm mạc. Trường hợp ăn quá trễ vào buổi tối không chỉ làm tăng gánh nặng cho dạ dày mà còn khiến dư thừa chất dinh dưỡng, dẫn đến tích mỡ, tăng trưởng chiều cao cũng bị ảnh hưởng.
Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh
"Bệnh từ miệng mà vào", có rất nhiều quán ăn vỉa hè, hầu hết đều không đảm bảo vệ sinh, thức ăn rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Vì vậy, cha mẹ phải chú ý vấn đề an toàn thực phẩm. Mặc dù axit trong dạ dày có thể phân hủy hầu hết các vi khuẩn nhưng vẫn có một số vi khuẩn cứng đầu dễ dẫn đến viêm dạ dày và Helicobacter pylori.
Cha mẹ nên bảo vệ dạ dày của con mình như thế nào?
- Cân bằng chế độ ăn uống
Cha mẹ muốn bảo vệ đường ruột và dạ dày của trẻ, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống chẳng hạn như cho ăn đúng giờ, thức ăn lành mạnh và phù hợp với từng độ tuổi. Ngoài ra, cha mẹ nên thường xuyên nấu các món ăn bổ tỳ vị như cháo kê, cháo cà rốt, bí đỏ… Các loại trái cây như táo, dâu tây có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày ở một mức độ nhất định.
- Tập thể dục điều độ
Trẻ vận động không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, phục hồi chức năng tiêu hóa.