Những thực phẩm nên và không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

(lamchame.vn) - Trong 3 tháng đầu thai kỳ, những thực phẩm mẹ bầu nạp vào cơ thể có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Bí kíp ăn uống khiến mẹ và con luôn đủ dinh dưỡng

3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, hệ thống thần kinh của trẻ bắt đầu phát triển. Đến tuần thứ 6, não và tủy sống hình thành, song song với quá trình phát triển tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác. Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, hầu hết các bộ phận trên cơ thể thai nhi như chân, tay, mắt, mũi,... đều hoàn thiện.‏

Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như axit folic, canxi, sắt, vitamin D,... Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì có thể gây dị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.‏

Trong giai đoạn này mẹ bầu cần khoảng từ 2.300 - 2.400 calo/ngày do nhu cầu năng lượng khi mang thai tăng cao.‏

Khi bị ốm nghén, mẹ sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để ăn uống không còn là nỗi ám ảnh đối với mẹ bầu và giúp con có đầy đủ dinh dưỡng, các mẹ nên:‏

+ Chia nhỏ khẩu phần ăn tránh để bụng đói để làm giảm triệu chứng buồn nôn.‏

+ Ăn đồ mềm, dễ tiêu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.‏

+ Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc và nước hoa quả.‏

+ Bữa phụ nên ăn các loại hoa quả, bánh sữa để làm phong phú thêm thực đơn cho mẹ.‏

+ Tập thể dục nếu nhàng: hít thở, yoga bầu hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon và giảm ốm nghén.‏

+ Nếu áp dụng khoa học chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ, thai phụ sẽ mạnh khỏe hơn, tinh thần thoải mái, từ đó em bé trong bụng cũng phát triển toàn diện và khỏe mạnh theo.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU